Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago trong ngày 29/12 tăng, do giá dầu thô kỳ hạn tăng đã nâng đỡ giá dầu đậu tương. Tuy nhiên, giá đậu tương trong năm vẫn giảm khoảng 4%, do vụ thu hoạch năm 2017 tại Nam Mỹ và Mỹ bội thu.
Giá lúa mì giảm trong ngày 29/12, nhưng ghi nhận năm tăng đầu tiên kể từ năm 2012, trong khi giá ngô kết thúc năm gần như không thay đổi.
Giá đậu tương ngày 29/12 tăng, do giá dầu đậu tương hướng theo gía dầu thô kỳ hạn tăng cao, bởi nhu cầu toàn cầu tăng mạnh mẽ. Giá dầu đậu tương hướng theo xu hướng giá dầu thô, do việc sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học dựa vào đậu tương.
Giá đậu tương giao trước tháng tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago ngày 29/12 tăng 6 cent, lên 9,51-3/4 USD/bushel, so với giá đóng cửa năm 2016, ở mức 9,96-1/2 USD/bushel.
Giá lúa mì tại Sở giao dịch CBOT ngày 29/12 giảm trong phiên giao dịch trầm lắng trước ngày nghỉ lễ, nhưng trong năm tăng gần 5%, rời bỏ chuỗi giảm 4 năm liên tiếp. Giá lúa mì giao ngay kết thúc đạt 4,27 USD/bushel, tăng so với 4,08 USD/bushel kết thúc năm 2016.
Lo ngại về nguồn cung lúa mì chất lượng cao và diện tích trồng trọt tại Mỹ suy giảm.
Australia – nước cung cấp lúa mì chủ chốt cho châu Á – dự kiến sẽ sản xuất mức thấp nhất trong 10 năm, sau khi thời tiết khô trong suốt giai đoạn cây trồng phát triển và mưa trước vụ thu hoạch.
Giá ngô giao trước tháng tại Sở giao dịch CBOT đạt 3,5-3/4 USD/bushel, giá lúa mạch thay đổi so với năm trước đó, đóng cửa ở mức 3,52 USD/bushel, do nguồn cung tại Mỹ dồi dào và dự trữ ngũ cốc toàn cầu tăng cao.
“Giá ngô sẽ tiếp tục đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ lúa mì, do nguồn cung thắt chặt. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn sẽ khả quan, do nhu cầu từ Trung Quốc tăng mạnh mẽ”, Suderman cho biết.
Thị trường Mỹ đóng cửa trong ngày thứ hai (1/1) cho ngày nghỉ lễ năm mới.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet