Tại An Giang, giá lúa OM 9577 ổn định ở 6.650 đồng/kg; giá lúa OM 9582 ở 6.650 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giá 6.600-6.800 đồng/kg; giá lúa OM 18 6.600-6.800 đồng/kg; giá lúa Nhật 7.500-7.600 đồng/kg.
Giá các loại gạo tại An Giang ổn định: gạo thường 11.000-11.500 đồng/kg; gạo Nàng nhen 16.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg.
 Giá lúa gạo tại tỉnh An Giang ngày 17-03-2021

Tên mặt hàng

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Giá bán tại chợ

(đồng)

Giá tăng (+), giảm (-) so với ngày hôm trước

Lúa gạo

- Nếp vỏ (tươi)

kg

5.600 - 5.900

 

 

- Nếp Long An (tươi)

kg

5.700 - 5.900

 

 

- Lúa Jasmine

kg

-

Lúa tươi

 

- Lúa IR 50404

kg

6.600 - 6.700

+100

- Lúa OM 9577

kg

6.650

 

- Lúa OM 9582

kg

6.650

 

- Lúa Đài thơm 8

kg

6.600 - 6.800

 

- Lúa OM 5451

kg

6.600 - 6.800

+200

- Nàng Hoa 9

kg

6.600

 

- Lúa OM 6976

kg

6.600 - 6.700

 

- Lúa OM 18

Kg

6.600 - 6.800

 

- Lúa Nhật

kg

7.500 - 7.600

 

- Lúa Đài thơm 8 (khô)

kg

 

 

- Nếp ruột

kg

 

13.000 - 14.000

 

- Gạo thường

kg

 

11.000 - 11.500

 

- Gạo Nàng Nhen

kg

 

16.000

 

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

 

18.000 - 19.000

 

- Gạo thơm Jasmine

kg

 

15.000 - 16.000

 

- Gạo Hương Lài

kg

 

20.000

 

- Gạo trắng thông dụng

kg

 

14.000

 

- Gạo Sóc thường

kg

 

16.400

 

- Gạo thơm Đài Loan trong

kg

 

20.000

 

- Gạo Nàng Hoa

kg

 

16.200

 

- Gạo Sóc Thái

kg

 

19.000

 

- Tấm thường

kg

 

12.500

 

- Tấm thơm

kg

 

13.500

 

- Tấm lài

kg

 

12.000

 

- Gạo Nhật

kg

 

24.000

 

- Cám

kg

 

6.000

 

Nỗ lực nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo Việt
Năm 2020, vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo cả nước là ÐBSCL và nhiều địa phương trong nước phải đối mặt với tình trạng thiên tai, hạn mặn khốc liệt mang tính lịch sử nhưng sản xuất lúa trong vùng vẫn đạt thắng lợi lớn cả về năng suất và giá bán sản phẩm. Qua đó, góp phần giúp nước ta đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống và có dư được một lượng lúa gạo đáng kể để xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ hơn 3,07 tỉ USD. Chúng ta đã nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng được cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và nhu cầu nhập khẩu gạo tại nhiều nước tăng trong bối cảnh xảy ra đại dịch COVID-19 để bán sản phẩm được giá cao.
Kết quả tích cực
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích sản xuất lúa gạo trong năm 2020 giảm khoảng 192.000ha, xuống còn khoảng 7,28 triệu héc-ta nhưng năng suất lúa tăng 0,5 tạ/ha so với năm trước và sản lượng lúa đạt 42,8 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Ðặc biệt, sản xuất lúa gạo được đẩy mạnh xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 74% để nâng cao giá trị, thương hiệu hạt gạo Việt. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% trong cơ cấu gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020.
Tiếp nối thành công trong năm 2020, giá gạo xuất khẩu của nước ta trong những tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì ở mức cao. Hiện nay, nhiều địa phương vùng ÐBSCL cũng đã bước vào thu hoạch rộ lúa vụ đông xuân 2020-2021, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đảm bảo nguồn lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Vụ này, chất lượng lúa gạo tại nhiều địa phương không chỉ được nâng cao mà lúa cũng rất “trúng mùa, trúng giá”. Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, vụ lúa đông xuân 2020-2021, các tỉnh, thành vùng ÐBSCL đã xuống giống gieo trồng được 1,516 triệu héc-ta lúa. Vụ này, năng suất lúa ước đạt bình quân gần 7 tấn/ha, tăng 0,96 tạ/ha so với đông xuân năm trước. Tổng sản lượng lúa cả vụ ước đạt 10,51 triệu tấn.
Ðến cuối tháng 2-2021, các địa phương vùng ÐBSCL thu hoạch được khoảng 550.000ha lúa đông xuân, dự kiến trong tháng 3-2021 thu hoạch đạt 1,4 triệu héc-ta, còn lại thu hoạch trong tháng 4 và một số ít ở tháng 5-2021. Qua ghi nhận thực tế cho thấy, nhiều nông dân có lúa đông xuân thu hoạch sớm tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ÐBSCL như: Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long… có thể đạt năng suất từ 1-1,25 tấn lúa tươi/công (tầm lớn 1.300m2) và bán lúa tươi với giá từ 6.000-6.500 đồng/kg trở lên. Ông Ðoàn Quốc Tuấn ngụ xã Ðịnh Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: “Vụ đông xuân này vừa trúng mùa, trúng giá mà chi phí sản xuất lại khá thấp. Nông dân trồng lúa có thể đạt lợi nhuận từ 5-6 triệu đồng/công, đây cũng là mức lời cao kỷ lục lần đầu tiên đạt được trong nhiều năm qua”.
Nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo
Ðể ổn định giá cả lúa gạo trong nước và tạo thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được giá cao, Bộ NN&PTNT đã và đang tích cực phối hợp các bộ ngành, đơn vị có liên quan trong công tác xuất khẩu gạo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nội địa. Các thông tin về thu hoạch lúa hằng tháng tại các tỉnh, cũng như thông tin về chất lượng, cơ cấu giống lúa đã được Bộ NN&PTNT thông tin đến các cơ quan chuyên môn, đến hiệp hội lương thực, doanh nghiệp để chủ động tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng xuất khẩu với giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã đẩy mạnh thực thi những vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề về đạt chất lượng của các hàng rào kỹ thuật và tận dụng các hiệp định thương mại tự (FTA) để đưa hạt gạo Việt Nam tiếp cận nhiều hơn nữa đối với các thị trường khó tính. Ðồng thời, đẩy mạnh sản xuất các loại lúa thơm, đặc sản và lúa chất lượng cao để bán được giá cao, linh động điều chỉnh cơ cấu giống lúa từng vụ lúa phù hợp với thị trường, phù hợp tình hình tiêu thụ trong nước và phù hợp yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết: Cơ cấu giống lúa thơm, đặc sản và chất lượng cao hiện chiếm khoảng 80% và cơ cấu giống nếp cũng có gia tăng, đây là những mặt hàng có nhiều lợi thế cho xuất khẩu những tháng đầu năm từ thu hoạch lúa đông xuân. Chúng tôi cũng hy vọng giá tốt, hiện giá xuất đã tăng hơn cuối năm 2020 khoảng 5-10 USD/tấn gạo xuất khẩu và giá cả trong nước cũng giữ được ổn định. Chúng ta kỳ vọng được tổng sản lượng gạo hàng hóa của năm 2021 xấp xỉ khoảng 6,5-6,7 triệu tấn.

Nguồn: VITIC