Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tại Chicago thay đổi chút ít ngày thứ tư (29/11), sau khi chạm mức thấp trong phiên trước đó, chịu áp lực giảm bởi nguồn cung toàn cầu dồi dào và nhu cầu chậm chạp.
Giá lúa mì tăng phiên thứ 2 liên tiếp, do hoạt động mua bù thiếu. Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu dồi dào đã hạn chế đà tăng.
Yếu tố cơ bản
Giá ngô chịu áp lực, do sản lượng vụ thu hoạch Mỹ bội thu, khiến nguồn cung toàn cầu dư thừa, trong khi thời tiết tại Nam Mỹ thuận lợi cho cây trồng năm 2018.
USDA dự kiến, diện tích trồng đậu tương sẽ tăng lên 91 triệu acre năm 2018/19, cao hơn so với 90,2 triệu acre năm 2017/18. Tuy nhiên, dự báo dự trữ đậu tương cuối niên vụ 2018/19 sẽ giảm xuống còn 376 triệu bushel, so với 425 triệu bushel năm 2017/18.
USDA cho biết, dự trữ ngô của Mỹ cuối niên vụ 2018/19 tính đến 31/8/2019 sẽ tăng lên 2,607 tỉ bushel, so với mức 2,487 tỉ bushel niên vụ 2017/18.
Ai Cập cho biết, nước này mua 120.000 tấn lúa mì Nga trong 1 đợt đấu thầu quốc tế.
Trong tháng qua Trung Quốc nhập khẩu khoảng 10-12 lô hàng ngô chủ yếu từ Mỹ và sẽ đẩy mạnh nhập khẩu, do khoảng cách lớn giữa giá thị trường nội địa và quốc tế, khuyến khích khách mua hàng tìm kiếm nguồn nhập khẩu giá rẻ.
Tin tức thị trường
Chứng khoán châu Á tăng và đồng đô la Mỹ trong ngày thứ tư (29/11) tăng, sau khi chứng khoán phố Wall đạt mức cao đỉnh điểm, trong bối cảnh Mỹ cắt giảm thuế, số liệu nền kinh tế lạc quan và nhận xét thân thiện với ngân hàng từ người được đề cử đứng đầu Cục dự trữ liên bang.
Giá một số mặt hàng ngày 29/11/2017:

Mặt hàng

ĐVT

Giá mới nhất

Thay đổi

% thay đổi

Lúa mì CBOT

UScent/bushel

430

0,75

+ 0,17

Ngô CBOT

UScent/bushel

336,25

 

 

Đậu tương CBOT

UScent/bushel

993

 

 

Gạo CBOT

USD/100 cwt

12,31

 

 

Dầu thô WTI

USD/thùng

57,7

- 0,29

- 0,5

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet