Tại cảng TPHCM, robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% phiên 30/9 ở mức 2.171 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.
Tại Châu Á, giá cà phê robusta ở Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới – tuần cuối tháng 9 sụt giảm so với tuần trước bởi những hạn chế chống Covid-19 đang dần được dỡ bỏ.
Thời gian qua, thị trường cà phê trong nước đang bị thiếu định hướng về giá và sách lược tiếp thị mới. Chuyên gia phân tích Nguyễn Quang Bình nhận định, sau một thời gian dài, nông dân và nhiều nhà xuất khẩu cà phê hầu như bị tách khỏi thị trường thế giới. Nông dân không phải là người quyết định giữ được giá hay không và đại dịch cũng không cho phép người mua quyết định giá. Ông cho rằng Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam cần tham mưu chính xác cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn những bước đi cụ thể, những cách thức vận hành của thị trường trong thời kỳ “bình thường mới”.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9 ước tính tăng 20,3% so với một năm trước đó, mặc dù xuất khẩu trong chín tháng đầu năm giảm 4,2%, số liệu chính thức cho thấy.
Xuất khẩu cà phê robusta của tỉnh sản xuất cà phê chính của Indonesia là Lampung giảm gần 70% trong tháng 9.
Trong tuần đầu tháng 9, xuất khẩu bị đình trệ, cước giá vận tải biển cao bởi đại dịch. Thời tiết tại vành đai cà phê miền Nam Brazil bắt đầu xuất hiện những cơn mưa rào rải rác. Ngành Cà phê Brazil báo cáo, thu hoạch toàn cầu trong niên vụ 2021/22 ước đạt 164,8 triệu bao cà phê các loại, gồm 47% robusta và 53% arabica. Sản lượng cà phê của Tanzania năm 2021 được dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục là 65.000 tấn.
Brazil là nước sản xuất arabica hàng đầu thế giới. Theo thống kê của cơ quan IBGE Brazil, sản lượng cà phê của nước này năm 2021 là 48,9 triệu bao. Báo cáo của Safras & Mercado cho thấy, Brazil ước bán được khoảng 60% cà phê vụ mùa vừa thu hoạch, so với mức trung bình 5 năm là khoảng 48%.
Brazil sẽ phải đối mặt với niên vụ cà phê 2021/22 có sản lượng sụt giảm theo chu kỳ hai năm một. Cùng với thông tin thời tiết về lượng mưa quá ít tại vành đai cà phê Brazil chưa thể bù đắp lại thiệt hại của sương giá và hạn hán kéo dài khiến cây cà phê bị suy kiệt.
Bloomberg cho rằng, thời tiết khắc nghiệt tại vùng cà phê Brazil khiến nguồn cung ứng cà phê thế giới sụt giảm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gây áp lực lên sản lượng cà phê Brazil và thế giới. Trong 3 tháng cuối năm 2021, hiện tượng thời tiết cực đoan La Nina được dự báo quay lại quanh vành đai Thái Bình Dương.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters