Cụ thể, giá ngô ở mức 5.050 đ/kg, cám gạo ở mức 5.600 đ/kg, khô đậu tương duy trì ổn định ở mức 12.000 đ/kg và giá bột cá dao động trong khoảng từ 15.000 đến 18.000 đ/kg tùy loại. Nguyên nhân chính do nhu cầu suy giảm sau khi một số lượng lớn đàn lợn bị tiêu hủy bởi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng. Mặc dù đã tái đàn trở lại song số lượng đàn lợn chưa nhiều, khiến nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi cũng được hỗ trợ bởi giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng mạnh trở lại, đẩy chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển tăng.
Cung – cầu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu TĂCN & NL trong tháng 6/2020 đạt 439 triệu USD, tăng 33,94% so với tháng trước đó và tăng 56,07% so với tháng 6/2019.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 6/2020 vẫn là Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mỹ... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 136 triệu USD, giảm 1,39% so với tháng trước đó, song tăng 4,31% so với tháng 6/2019, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 6 tháng đầu năm 2020 lên 724 triệu USD, tăng 3,25% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 39% thị phần.
Tiếp đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 6/2020 đạt hơn 93 triệu USD, tăng 442,17% so với tháng 5/2020 và tăng mạnh 567,12% so với tháng 6/2019. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt 162 triệu USD, tăng 26,86% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 8,8% thị phần.
Đứng thứ ba là Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu hơn 50 triệu USD, tăng 434,71% so với tháng 5/2020 và tăng 364,2% so với tháng 6/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 88 triệu USD, giảm 9,33% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 4,8% thị phần.
Tính chung, trong 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm nhẹ 1,91% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Mexico với 2 triệu USD, tăng 82,92% so với cùng kỳ năm 2019; Singapore với 14 triệu USD, tăng 66,66%; UAE với hơn 20 triệu USD tăng 49,67%; sau cùng là Malaysia với hơn 21 triệu USD, tăng 49,46%.
Nhập khẩu TĂCN & NL tháng 6/2020 theo thị trường
ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T6/2020

So với

T5/2020 (%)

6 tháng năm 2020

So với 6 tháng năm 2019 (%)

Tổng kim ngạch

439.758

33,9

1.857.057

-1,9

Argentina

136.793

-1,4

724.126

3,3

Ấn Độ

50.791

434,7

88.726

-9,3

Anh

194

52,4

705

16,3

Áo

412

1.135,6

1.454

-7,7

Bỉ

1.227

59,3

5.382

2,8

Brazil

93.026

442,2

162.657

26,9

UAE

2.675

-27,0

20.546

49,7

Canada

1.193

-6,4

7.928

-70,2

Chile

313

-76,7

6.404

33,4

Đài Loan (TQ)

9.391

9,9

45.334

32,2

Đức

1.385

35,4

5.877

14,0

Hà Lan

1.991

30,3

8.053

-5,0

Hàn Quốc

4.884

1

24.657

-1,8

Mỹ

38.949

-35,3

233.033

-28,3

Indonesia

7.450

-7,8

38.989

10,1

Italia

3.314

62,6

13.588

-47,8

Malaysia

3.595

-43,3

21.027

49,5

Mexico

412

164,9

2.080

82,9

Nhật Bản

88

-61,2

1.352

2,4

Australia

1.580

37,1

8.313

-57,7

Pháp

1.993

15,3

11.942

-25,6

Philippin

1.470

1,3

8.931

-5,7

Singapore

2.225

6,0

14.231

66,7

Tây Ban Nha

932

10,4

4.611

-18,8

Thái Lan

16.936

36,6

81.816

30,5

Trung Quốc

14.844

7,4

95.107

-0,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN 6 tháng năm 2020

Mặt hàng

6 tháng năm 2020

So với 6T/2019

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

1.827

472.652

50,5

38,5

Ngô

4.435

931.530

-3

-2,6

Đậu tương

1.010

403.892

8,2

9,9

Dầu mỡ động thực vật

 

369.910

 

11,4

Nguồn: Tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ
Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 6/2020 đạt 261 nghìn tấn với kim ngạch đạt 70 triệu USD, đưa nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1.827 nghìn tấn, với trị giá hơn 472 triệu USD, tăng 50,48% về khối lượng và tăng 38,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 6 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 27 thị phần; Nga chiếm 19%; Canada chiếm 16%; Mỹ chiếm 12% và Brazil chiếm 12%.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ, Brazil, Nga và Canada, duy chỉ thị trường Australia giảm 6,42% về lượng và giảm 12,53% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng gấp hơn 35 lần về lượng và hơn 31 lần về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 180,09% về lượng và 153,07% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 6/2020 đạt 186 nghìn tấn với trị giá hơn 71 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 1.010 nghìn tấn và 403 triệu USD, tăng 8,23% về lượng và tăng 9,89% về trị giá so với năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 6/2020 đạt hơn 1,1 triệu tấn với trị giá đạt 244 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2020 lên hơn 4,4 triệu tấn, trị giá hơn 931 triệu USD, giảm 3,02% về khối lượng và giảm 2,58% về trị giá so với năm 2019.
Đồng thời, nhập khẩu ngô trong 6 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 62,5% và 13,8% thị phần.
TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19
Tính đến nay, dịch tả lợn châu Phi trên phạm vi toàn quốc cơ bản đã được khống chế và kiểm soát, song mối lo ngại về đại dịch Covid-19 trên toàn cầu lây lan trong cả quý 3/2020 gia tăng đã kéo nhu cầu ở hầu hết các thị trường đều giảm, đặc biệt thị trường TĂCN & NL. Mới đây, dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát trở lại tại các tỉnh miền nam Trung Quốc, sau những trận mưa lớn gây lũ lụt. Điều này sẽ cản trở mục tiêu tái đàn của nước này, nguy cơ tác động lây lan tới các nước láng giềng, thậm chí tới các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tâm lý lạc quan về sự phục hồi nền kinh tế được củng cố khi Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát được sự bùng phát mới của Covid-19, cùng với hàng loạt thử nghiệm vắc xin virus corona được thực hiện bởi AstraZeneca AZN.L và Đại học Oxford Anh được cho là an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch trong các thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn đầu và hơn 150 loại vắc xin đang trong giai đoạn phát triển bởi các nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Pfizer PFE.N và CanSino Biologics Trung Quốc cũng có phản ứng tích cực.
Mặc dù là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn của khu vực nhưng Việt Nam hiện tại chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào khi phần lớn phải nhập khẩu ngũ cốc, phụ gia lên tới hàng chục triệu tấn mỗi năm, giá trị lên tới hàng tỷ USD.
Những thị trường nhập khẩu nguyên liệu TĂCN chính của Việt Nam là Mỹ, Nam Mỹ, EU, Nga,… từ tháng 3/2020 chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 khiến việc giao thương và hệ thống logistic gần như tê liệt. Đại dịch Covid-19 đang khiến ngành vận tải biển và đường bộ gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động.
Ngoài ra, giá nguyên liệu ngũ cốc trên thế giới xu hướng tăng trong thời gian qua. Thêm vào đó, tâm lý lo ngại nguồn cung nguyên liệu có thể bị ảnh hưởng do dịch bệnh ảnh hưởng tới các vùng trồng nguyên liệu trên thế giới đã dẫn tới chi phí nhập khẩu nguyên liệu cả trong và ngoài nước tăng lên, khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp khó khăn.
Đại dịch Covid-19 đầu năm 2020 không chỉ tác động tiêu cực đến khâu sản xuất mà còn cả tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Các biện pháp cách ly xã hội và các phương pháp kiểm soát dịch bệnh khiến việc vận chuyển, lưu thông tiêu thụ thức ăn chăn nuôi trong nước cũng gặp khó khăn.
DỰ BÁO
Thời tiết diễn biến bất thường, lũ lụt và mối lo ngại về làn sóng virus corona thứ 2 trên toàn cầu tăng, khiến phương tiện vận tải và hoạt động sản xuất cũng như hoạt động chăn nuôi bị đình trệ. Do vậy, giá TĂCN & NL thế giới trong ngắn hạn sẽ giảm.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến số lượng lớn đàn lợn trên thế giới bị tiêu hủy và một số nước phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt nghiêm trọng. Đặc biệt Trung Quốc, dự kiến nhập khẩu thịt lợn của nước này năm 2020 sẽ tăng 32,7% so với năm trước lên 2,8 triệu tấn. Trong hơn 1 năm qua, Trung Quốc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp đan xen, như tính chu kỳ trong quá trình sản xuất hay sự can thiệp hành chính, các rào cản hạn chế ngành chăn nuôi lợn để bảo vệ môi trường ở một số địa phương, nhất là tác động của dịch tả lợn châu Phi, việc tái đàn và mở rộng quy mô chăn nuôi lợn tại Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, các hạn chế ngăn chặn dịch bệnh sau nhiều tháng phong tỏa đã được nới lỏng, song lo ngại làn sóng nhiễm Covid-19 thứ hai gia tăng. Điều này đã khiến nguồn cung TĂCN & NL bị gián đoạn, ngành vận tải biển và đường bộ gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động. Thêm vào đó là quan hệ thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng, khiến xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc có thể bị trì hoãn hoặc chậm lại. Do vậy, nguồn cung TĂCN & NL trên toàn cầu khan hiếm, dẫn đến giá NL TĂCN thế giới trong tháng 8/2020 sẽ tăng.

Nguồn: VITIC