Tuyên truyền tác hại, khuyến khích và hỗ trợ cai nghiện, thắt chặt quản lý, tuân thủ hướng dẫn của WHO đều đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia và Việt Nam. Để cuộc chiến phòng chống tác hại của thuốc lá thực sự hiệu quả và thực tế, cần ứng dụng những thành tựu khoa học dù những sản phẩm đó đến từ chính các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá.
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã chứng minh cho thấy tầm quan trọng của khoa học công nghệ (KHCN) trong nhiều lĩnh vực nhất là y tế và chăm sóc sức khỏe. Trong lĩnh vực sản xuất, việc áp dụng KHCN đã giúp nhiều doanh nghiệp giảm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm cải thiện sức khỏe cộng đồng.
KHCN là chìa khóa giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh, phát triển những sản phẩm giảm thiểu tác hại cho cộng đồng nhất là đối với những ngành hàng như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt…
Việc giảm tác hại thuốc lá luôn được các chính phủ, cơ quan y tế toàn cầu quan tâm và không ngừng tìm kiếm giải pháp. Rõ nét nhất là sự tham gia chủ động của các nhà sản xuất dược phẩm vào tiến trình thúc đẩy giảm tác hại thuốc lá bằng cách nghiên cứu - phát triển các sản phẩm, liệu pháp thay thế nicotin (NRT - Nicotine replacement Therapies).
Trong chiến lược giảm tác hại WHO đã đưa ra 3 yếu tố: Giảm nguồn cung thuốc lá điếu, giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá (cai thuốc), và giảm tác hại của thuốc lá. Ở góc độ doanh nghiệp, cả 3 yếu tố này đều có thể được thực hiện.
Tận dụng khoa học và công nghệ, các công ty sản xuất thuốc lá cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại tác hại thuốc lá bằng việc giới thiệu những sản phẩm đã được khoa học công nhận về khả năng giảm tác hại, từ đó thay thế dần các sản phẩm thuốc lá điếu đốt cháy gây hại nhiều nhất. Theo đó, công nghệ “làm nóng không đốt cháy” (heat-not-burn) được ứng dụng trong các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện đang nhận được sự đánh giá cao của khoa học, cộng đồng y giới và chính phủ nhiều nước trên thế giới.
Ví dụ như ở tập đoàn Philip Morris International (PMI) đã từng bước hiện thực hóa việc chuyển đổi từ sản xuất thuốc lá điếu sang tập trung phát triển các sản phẩm không khói giảm tác hại hơn cho những người trưởng thành lựa chọn tiếp tục hút thuốc lá. Hơn 20 triệu người hút thuốc trưởng thành trên toàn cầu chuyển đổi hoàn toàn từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm không khói của PMI (hơn 70% người dùng ngừng hẳn việc hút thuốc lá). Việc phát triển danh mục các sản phẩm khác ngoài sản phẩm cung cấp nicotin và nâng cao năng lực phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ là mục tiêu hướng tới của nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thuốc lá.
Tại Việt Nam việc ứng dụng và tận dụng khoa học, công nghệ cũng sẽ là chìa khóa để công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các công ty sản xuất thuốc lá cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại tác hại thuốc lá bằng việc giới thiệu những sản phẩm đã được khoa học công nhận về khả năng giảm tác hại, từ đó thay thế dần các sản phẩm thuốc lá truyền thống.
Việt Nam cũng cần sớm kiểm soát mọi loại thuốc lá, việc ban hành được khung quản lý thuốc lá thế hệ mới sẽ giúp nâng cao vai trò của Việt Nam trong việc chống bình thường hóa hành vi hút thuốc lá mà WHO và Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá FCTC đã đề ra và kêu gọi các quốc gia sớm thực hiện.
Việc ứng dụng KHCN trong mô hình sản xuất, vận hành, kinh doanh… trở thành "bài tập" bắt buộc cho những doanh nghiệp muốn phát triển bền vững. Về mặt xã hội, việc tiếp nhận khoa học trên tinh thần khách quan, tôn trọng sự thật và số liệu có vai trò quan trọng giúp đẩy nhanh sự vận động của tiến trình khoa học và cung cấp các sản phẩm có lợi cho cộng đồng. 

Nguồn: VITIC tổng hợp