Theo đó, chỉ số MSCI toàn cầu tăng 0,5%.

Tại Mỹ, 3 chỉ số cơ bản S&P 500, Dow Jones và Nasdaq lần lượt tăng 0,14%, 0,12% và 0,35%. Tuy nhiên chỉ có cổ phiếu của 8 trên 10 lĩnh vực chính thuộc S&P 500 tăng giá với khoảng 7,1 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng nhờ nền kinh tế phát ra những tín hiệu tích cực trên thị trường lao động và thương mại. Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ghi nhận tuần thứ 23 ở dưới ngưỡng 300.000 và thâm hụt thương mại tháng 7 xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2015.

Châu Âu cũng trở thành tâm điểm của thị trường trong ngày 3/9 khi ECB tổ chức họp chính sách. Sau buổi họp báo của Chủ tịch Mario Draghi, cổ phiếu tại châu Âu tăng mạnh với FTSEurofirst 300 tăng 2,4%. Ông Draghi cho biết sẵn sàng điều chỉnh quy mô và thời gian của chương trình nới lỏng định lượng nếu cần thiết để thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng kinh tế khu vực.

Tại Nhật Bản, thị trường chứng khoán cũng đứt chuỗi giảm liên tiếp 3 ngày qua khi chỉ số Nikkei tăng 0,5% trong phiên 3/9. Chứng khoán tăng điểm chủ yếu do một số nhà đầu tư tranh thủ lúc giá cổ phiếu rẻ để mua vào.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng ghi nhận dấu hiệu phục hồi trong phiên ngày 3/9. Tuy nhiên cổ phiếu bắt đầu giảm giá trước lo ngại cho rằng, chnsh phủ Trung Quốc có thể sẽ tăng cường đàn áp hoạt động cho vay ký quỹ bất hợp pháp. Chốt phiên, Shanghai Composite vẫn giảm 0,2%. 

Nguyễn Dung

Theo Reuters