Hiện tại, những nhà quan sát đánh giá khả năng FED nâng lãi suất vào tháng 9 là 25%. Một đợt tăng lãi suất bây giờ có vẻ không khả thi, song suy cho cùng điều gì cũng có thể xảy ra. Sau đây là những phỏng đoán dài hạn của Financial Times về kịch bản sẽ xảy ra đối với các thị trường khi lãi suất tăng.
Đầu tiên, lãi suất tăng sẽ tác động rõ ràng nhất lên thị trường hàng hóa và tiền tệ. Một đợt tăng lãi suất – nhất là khi đây chỉ là bước đầu của FED – sẽ trực tiếp khiến đồng USD mạnh lên, do đó làm yếu đi những tài sản định giá bằng loại tiền tệ này, khiến dòng tiền chảy ngược trở lại Mỹ. USD tuy mạnh lên, song xu hướng suy giảm của dầu thô, kim loại công nghiệp vẫn không đổi.
Lãi suất tăng sẽ tác động mạnh đến thị trường mới nổi. Lãi suất tăng khiến áp lực tác động lên thị trường tiền tệ các quốc gia vốn đã lớn, này sẽ trầm trọng hơn. Kể từ những đợt khủng hoảng trước, chính phủ các quốc gia này đã nỗ lực giảm phụ thuộc vào các khoản vay bằng đồng đôla. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, số nợ bằng loại tiền tệ này vẫn đang ở mức cao
Những tác động cũng sẽ rất khác so với những đợt khủng hoảng trước. Tuy vậy, đối với những quốc gia bị thâm hụt tài khoản vãng lai, điển hình như Brazil, tác động là không nhỏ.
Bức tranh tác động tới thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phức tạp hơn nhiều. Quá nhiều cảnh báo về đợt tăng lãi suất của FED khiến nhà đâu tư phòng bị hơn mức cần thiết. Trước đây, giữa việc tăng lãi suất và sự suy giảm chứng khoán không có một mối liên hệ nào. Những đợt nâng lãi suất đều đến khi nền kinh tế đang hoạt động sôi nổi.
Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận không tăng từ đầu năm đến nay. Kèm theo đó, thị trường gần đây đã trải qua một đợt điều chỉnh giảm,
Suy cho cùng, phản ứng thị trường còn sẽ phụ thuộc nhiều vào những diễn biến trên thị trường tín dụng và những khoản thu cố định từ chứng khoán. Tại điểm này, tác động sẽ khó đoán hơn. Lãi suất mục tiêu mà FED càng cao sẽ đẩy lợi suất trái phiếu tăng hay nghĩa là giá trái phiếu giảm. Hiện lợi suất trái phiếu đã ở mức thấp, thì tương ứng, giá trái phiếu sẽ giảm mạnh hơn.
Đáng lo ngại hơn, những loại tài sản dài dạn sẽ có thể bị tác động xấu nhất, do tâm lý nhà đâu tư cho rằng đây là kênh đầu tư ít rủi ro – ví dụ, những trái phiếu hạng A, hoặc trái phiếu chính phủ. Những cổ phiếu sinh lãi cao, cổ phiếu “rác”, thường có rủi ro tín dụng cao sẽ ít bị ảnh hưởng bới tác động từ lãi suất.
Nói chung, rủi ro sẽ càng lớn khi thị trường không nhận thức được những rủi ro đó. Những nhà đầu tư tin rằng rủi ro cao sẽ khiến họ tránh được những tác động từ đợt tăng lãi suất, và những người có khoản đầu tư kém rủi ro hơn thì không nghĩ vậy.
Thị trường tín dụng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn thị trường chứng khoán. Thay vì mua bán trên sàn giao dịch, những người muốn mua bán cổ phiếu giao dịch thông qua người môi giới tại ngân hàng.
Do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đã cắt giảm một số lượng lớn vốn cấp cho nhà môi giới để họ giữ cổ phần hay các công cụ tín dụng, cũng có nghĩa là có rất ít tín dụng cho việc mua mua cổ phiếu.
Trong lúc đó, được thúc đẩy bằng lãi suất cho vay thấp, cố phiếu được phát hành nhiều hơn từ sau cuộc khủng hoảng. Những doanh nghiệp đã bán nợ, và sử dụng nó để mua lại cổ phiếu.
Điều đó làm dấy lên những lo ngại về viễn cảnh nhiều người bán nhưng ít kẻ mua, đẩy cổ phiếu rớt giá. Một lần nữa, lịch sử đã chứng minh qua đợt rớt giá vài tuần trước đây và đợt suy giảm hồi tháng 10 năm ngoái.
Khủng hoảng tín dụng dẫn tới khủng hoảng tài chính. Nếu thị trường này đóng băng, chứng khoán cũng sụp đổ – giống như kịch bản năm 2008. Đây là một tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra. Thị trường tín dụng sẽ phản ứng tiêu cực đến mức nào đối với việc tăng lãi suất? Điều này chỉ có thể trả lời sau khi FED tăng lãi suất.
Đó cũng là lý do rất nhiều nhà đầu tư không dám nghĩ tới – và cũng là lý do nhiều người đặt hi vọng vào việc FED sẽ giữ nguyên lãi suất 0%. Bây giờ, tất cả những gì cần làm là phải tiếp tục chờ đợi quyết định của FED trong vài ngày tới.
Đức Anh
Theo Financial Times