Bộ Y tế và Phúc lợi Xã (MHW) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) là các cơ quan chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luật Vệ sinh Thực phẩm (Food Sanitary Act):
Luật Vệ sinh Thực phẩm được ban hành lần đầu tiên vào năm 1986. Luật này được liên tục sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần trong các năm 1991, 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2004, 2005, 2006 để có được hệ thống chính sách hoàn thiện như ngày nay. Mục tiêu của đạo luật là nhằm tăng cường sức khoẻ của toàn dân thông qua cải thiện và nâng cao chất lượng vệ sinh và dinh dưỡng thực phẩm cho người dân Hàn Quốc, ngăn chặn hiệu quả mọi yếu tố độc hại ảnh hưởng đến thực phẩm tiêu dùng tại Hàn Quốc. Luật này được áp dụng không phân biệt đối xử đối với cả thực phẩm sản xuất trong nước và thực phẩm nhập khẩu.
Về nhãn hàng thực phẩm nhập khẩu:
Theo luật định, các sản phẩm nhập khẩu đều phải dán nhãn về vệ sinh an toàn theo quy định và hướng dẫn của KFDA bằng tiếng Hàn Quốc. Nhãn dán không được bao trùm hết nhãn sản phẩm gốc và phải hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản như sau:
• Tên sản phẩm.
• Loại sản phẩm.
• Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu, địa chỉ nơi các sản phẩm lỗi hoặc khiếm khuyến có thể đổi hoặc trả lại.
• Ngày, tháng, năm sản xuất
• Thời hạn sử dụng
• Các nội dung chính bao gồm trọng lượng, dung lượng, số lượng sản phẩm.
• 5 thành phần cơ bản nhất của sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất sản phẩm
• Các thông tin khác liên quan đến sản phẩm như các lưu ý, tiêu chuẩn hay cách thức sử dụng, tiêu dùng sản phẩm.
Quy trình thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc:
Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải thực hiện chặt chẽ quy trình cơ bản như sau:
1. Hàng thực phẩm trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải mở “Tờ khai hải quan nhập khẩu cho hàng thực phẩm” (Import Declaration for Food) để Cục trưởng KFDA hoặc Giám đốc Trạm Kiểm dịch Quốc gia xem xét.
2. Cục trưởng KFDA sẽ tiến hành các bước kiểm tra và thẩm tra đối với hàng thực phẩm nhập khẩu. Có nhiều phương pháp áp dụng cho việc thẩm tra và kiếm tra khác nhau áp dụng cho các trường hợp khác nhau, và được phân chia ra như sau:
a. Thẩm tra trên hồ sơ.
b. Thẩm tra trong phòng thí nghiệm
c. Thẩm tra trực quan và cảm quan
d. Thẩm tra mẫu xác suất
3. Nếu một sản phẩm thực phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ ban hành chứng nhận hay chứng chỉ cho nhập khẩu. Hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ được thông quan và được phân phối ngay trên thị trường.
4. Ngược lại nếu sản phẩm thực phẩm này không đáp ứng đầy đủ các điều kiện và quy định tiêu chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu về sự vi phạm tiêu chuẩn. Nhà nhập khẩu có thể sửa chữa những lỗi vi phạm (thường liên quan đến nhãn sản phẩm) và nộp lại hồ sơ xin chứng nhận của KFDA. Với những lỗi vi phạm về mặt vệ sinh, chất lượng thực phẩm thì nhà nhập khẩu buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất hàng nhập khẩu.
Đối với hàng thực phẩm là hải sản:
Hàng thực phẩm là hải sản chịu điều chỉnh bởi đạo Luật Vệ sinh Thực phẩm nói trên và các quy định liên quan đến sản phẩm hải sản. Các quy định thực phẩm hải sản do Bộ Thực phẩm, Nông sản, Lâm sản và Nghề cá (Ministry of Food, Agriculture, Forestation and Fishery - MIFAFF) quy định.
Cơ quan hoặc Trạm Quốc gia Thanh sát Sản phẩm Thuỷ sản (National Fisheries Products Inspection Station) chịu trách nhiệm giám sát chất lượng sản phẩm hải sản nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Ngoài việc phải áp dụng đúng thủ tục, trình tự và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng tại Luật Vệ sinh Thực phẩm, hàng thực phẩm Hải sản cần có thêm nhãn sản phẩm liên quan đến việc xử lý hoặc chế biến hải sản như:
• Nhãn “sản phẩm đã tiệt trùng” (sterilized products).
• Nhãn “sản phẩm đã diệt khuẩn Paster” (Pasteurized products) hoặc
• Nhãn “sản phẩm chưa diệt khuẩn Paster” (non-pasteurized products).
• Nhãn “sản phẩm chưa gia nhiệt” (non-heated products)
Đối với hàng thực phẩm là thịt các loạI:
Hàng thực phẩm là thịt gia súc gia cầm các loại được điều chỉnh bởi 2 đạo luật: (i) Luật Vệ sinh Thực phẩm; (ii) Luật Kiểm soát Chế biến Sản phẩm Gia súc (Livestock Product Processing Control Act).
Bộ Thực phẩm, Nông sản, Lâm sản và Nghề cá (MIFAFF) là cơ quan quản lý nhà nước ban hành đạo luật Kiểm soát chế biến sản phẩm gia súc và Cơ quan Quốc gia về Kiểm dịch và Nghiên cứu Động vật Hàn Quốc (National Veterinary Research and Quarantine Service of Korea – NVRQS) chịu trách nhiệm thực thi đạo luật này, ban hành các thủ tục, trình tự và trực tiếp giám sát việc thực hiện từ các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng thực phẩm là các loại thịt.
Để có thể được thông quan nhập khẩu vào Hàn Quốc, các thực phẩm chế biến từ thịt động vật cần phải có cả chứng chỉ kiểm dịch động vật từ NVRQS (theo đạo luật Kiểm soát Chế biến sản phẩm gia súc) và Chứng nhận Vệ sinh Thực phẩm nhập khẩu bởi KFDA (theo Đạo luật Vệ sinh thực phẩm).
Bên cạnh đó, Bộ MIFAFF cũng ban hành tiêu chuẩn cho nhãn thực phẩm nhập khẩu đối sản phẩm thịt bao gồm các thông số sau:
• Tên sản phẩm
• Loại sản phẩm gia súc chế biến
• Tên của người ban hành chứng nhận kinh doanh và số đăng ký kinh doanh
• Tên và địa chỉ công ty
• Thời gian sản xuất ngày, tháng, năm.
• Thời hạn sử dụng
• Nội dung sản phẩm
• Thành phần hoặc nguyên liệu thô
Đối với các sản phẩm Biến đổi Gene:
Bộ MIFAFF chịu trách nhiệm về thực phẩm biến đổi gene chưa chế biến. KFDA chịu trách nhiệm quản lý về thực phẩm biến đổi gene chế biến.
Hàn Quốc áp dụng chính sách dán nhãn với thực phẩm có chứa thành phần nguyên liệu biến đổi gene và các thực phẩm biến đổi gene đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Nhãn thực phẩm biến đổi gene sẽ áp dụng bắt buộc với các thực phẩm chưa chế biến có hơn 3% hàm lượng có nguồn gốc biến đổi gene, và áp dụng với thực phẩm chế biến nếu 1 trong 5 thành phần chế biến chính là có nguồn gốc biến đổi gene
Quy trình chung nhập khẩu hàng thực phẩm vào Hàn Quốc
Bước
Nội dung
Thủ tục và văn bản kèm theo
 
 
Bước 1
 
 
Nộp hồ sơ
 
(ít nhất trước khi hàng về cảng 5 ngày)
Nộp hồ sơ đến Cục trưởng KFDA hoặc Văn phòng NQVRS. Tuỳ thuộc loại thực phẩm là chế biến, chưa chế biến, thuỷ sản hải sản hay gia cầm, gia súc… sẽ có các yêu cầu nộp hồ sơ tại các cơ quan liên quan.
Hồ sơ bao gồm bản copy các giấy tờ liên quan đến hợp đồng ngoại thương, các loại giấy chứng nhận nhập khẩu…
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bước 2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kiểm tra trên hồ sơ
 
 
Kiểm tra tính hợp lệ của tất cả các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhập khẩu. Kiểm tra cảm quan về thực phẩm nhập khẩu như màu sắc, mùi vị, hương vị, nhãn hàng hoá, bao bì đóng gói, nhãn chất lượng, vệ sinh, tiền sử thanh sát trước đây…
Áp dụng đối với nguyên liệu thô cho nhà máy chế biến thực phẩm.
 
 
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm
 
Kiểm tra về đặc tính vật lý, dược lý, xét nghiệm tế bào…và thành phần của thực phẩm.
Áp dụng đối với thực phẩm lần đầu tiên nhập khẩu
 
 
Kiếm tra chọn mẫu xác suất
 
 
Kiểm tra chọn mẫu xác suất sản phẩm thực phẩm theo lựa chọn ngẫu nhiên của hệ thống máy tính tại KFDA (không kiểm tra các thực phẩm được kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Áp dụng đối với cùng một loại sản phẩm của cùng nhà máy, nguyên vật liệu thô để sản xuất thực phẩm, Thực phẩm xuất khẩu.
 
 
Kiểm tra thực địa, thực tế sản phẩm
Kiểm tra thực tế thực phẩm tại kho tang, kho ngoại quan. Lấy mẫu của lô hàng về kiểm tra tại phòng thí nghiệm.
 
Phương pháp và cách thức kiểm tra này tuân thủ theo quy định về Mẫu và quản lý mã hàng Thực phẩm.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm (bởi cơ quan KFDA khu vực hoặc Cơ quan hữu quan kiểm soát hàng hoá)
 
Tiến hành kiếm tra tại phòng thí nghiệm các mẫu hàng hoá về hàm lượng, thành phần, đặc tính sản phẩm.
 
 
Bước 3
 
 
 
 
Đánh giá về sự phù hợp
 
Đánh giá về sự phù hợp các tiêu chuẩn quy định tại các luật liên quan dựa trên các khía cạnh: Mã hiệu hàng thực phẩm, Mã hiệu tương ứng hàng Thực phẩm và Hướng dấn về Nhãn hàng hoá.
 
 
 
 
 
 
 
 
Nếu phù hợp và tuân thủ quy định  
 
 
 
- Cấp giấy chứng nhận về việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu tại các đạo luật, quy định đối với hàng thực phẩm nhập khẩu.
- Nộp thuế và làm thủ tục thông quan.
- Phân phối tại thị trường Hàn Quốc và tiếp tục được giám sát về việc phân phối và tiêu thụ bởi Cơ quan Quản lý thực phẩm và Dược phẩm vùng.
 
 
 
 
 
Có vi phạm các quy định
Cơ quan thẩm quyền của Hàn Quốc (KFDA, NQVRS…) sẽ:
-          Thông báo tới nhà nhập khẩu và Cơ quan Hải quan liên quan (cơ quan Hải quan mà nhà nhập khẩu làm thủ tục thông quan) về các vấn đề vi phạm.
-          Có thể yêu cầu điều chỉnh (với lỗi về nhãn hàng hoá), hoặc
-          Tiêu huỷ, hay
-          Tái xuất (với các vi phạm về chất lượng, đặc tính hoá lý hay thành phần của sản phẩm).

Nguồn: Internet