Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 3 năm 2011 đạt 334 nghìn USD, tăng 126,9% so với tháng 2 và tăng 19,09% so với tháng 3/2010, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong quí I/2011 lên 829,6 triệu USD, tăng 11,07% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng này của Việt nam trong quí I/2011.

Trong đó Hoa Kỳ là thị trường chính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với kim ngạch trong tháng đạt 109,6 triệu USD, tăng 135,14% so với tháng 2 và tăng 2,7% so với tháng 3/2010, nâng kim ngạch mặt hàng này sang Hoa Kỳ trong quí I/2011 lên 273,5 triệu USD, chiếm 32,9% trong tổng kim ngạch, giảm 2,06% so với cùng kỳ năm 2010.

Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế, nhất là khi so sánh với những sản phẩm cùng loại khác trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Jonh Chan, Giám đốc thị trường châu Á (Hội đồng Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ) cho biết, để tiếp thị một sản phẩm có chất lượng ở Mỹ rất quan trọng và điều này là điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp xuất khẩu cần chứng minh được tuổi thọ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm thì mới chiếm được nhiều hơn nữa cảm tình của người tiêu dùng Mỹ.

Cụ thể là nguồn nguyên liệu này phải được khai thác từ những khu rừng có tuổi thọ từ 50-100 năm và có chiến lược bảo tồn, phát triển dài hạn. Cũng từ các gian hàng tại hội chợ đồ gỗ, tôi thấy điều này vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng tiếp thị tới từng nhân viên bán hàng và đây cũng là điều hạn chế của đồ gỗ Việt Nam so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Về khả năng tiêu thụ và phát triển của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cũng như khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ Việt Nam với các nguồn lực được coi là ổn định và có chất lượng cao của Hoa Kỳ, theo ông thì việc đáp ứng nhu cầu của thị trường đồ gỗ Mỹ đối với các ngành sản xuất và chế biến của Việt Nam là không khó bởi trình độ, công nghệ của ngành này đang hoàn thiện. Khi yếu tố cơ bản đã hoàn thành thì mở rộng thị trường ở Mỹ là khả quan.

Hiện Việt Nam đã được coi là nhà khai thác gỗ bền vững đối với nguồn nguyên liệu của Hoa Kỳ, do đó nhận định của tôi về sự phát triển của đồ gỗ Việt Nam ở thị trường này là có cơ sở. Theo số liệu thống kê, số tiền mua nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm khoảng 50 triệu USD. Dự kiến, số tiền này sẽ gấp đôi trong thời gian tới.

Cơ sở của dự báo này là khả năng cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ 3 tháng đầu năm 2011

ĐVT: USD

Tháng 1

117.524.943

Tháng 2

46.630.194

Tháng 3

109.945.070

Quí I/2011

273.508.244

Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản với kim ngạch đạt trong tháng là 48,8 nghìn USD, tăng 92,98% so với tháng 2 và tăng 48,77% so với tháng 3/2010 nâng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sang Nhật Bản quí I/2011 lên 122,8 triệu USD, tăng 29,82% so với quí I/2010.

Nhìn chung, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3 đều tăng trưởng về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Singapo tăng 628,79% tương đương với 2,5 triệu USD. Tuy nhiên, quí I/2011 sự tăng trưởng về kim ngạch ở các thị trường lại giảm so với quí I/2010 (chiếm gần 60% trong số các thị trường).

 Quí I/2011 Singapo lại đứng vị trí số 1 là thị trường có kim ngạch tăng trưởng cao nhất (tăng 420,2%) so với cùng kỳ, với 5,1 triệu USD.

Hiện đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang tới hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ, thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất Việt Nam là Mỹ, chiếm khoảng 40%, thị trường châu Âu khoảng 27%, Nhật Bản khoảng 7-8%.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, Mỹ và châu Âu, hai thị trường gỗ lớn nhất thế giới đã lần lượt đưa ra và áp dụng những bộ luật quốc tế riêng. Lấy lý do tăng cường công cụ pháp lý quản lý rừng và giải quyết triệt để vấn nạn khai thác gỗ bất hợp pháp trong thương mại, hai thị trường này đã đề ra đạo luật Lacey và kế hoạch hành động về tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ (Flegt).

Tinh thần chung của những đạo luật này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chuỗi hành trình truy xét nguồn gốc nguyên liệu gỗ từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu. Hiện, Mỹ đã áp dụng đạo luật Lacey, còn châu Âu cũng sẽ áp dụng Flegt vào tháng 3/2013.

Sản phẩm gỗ của Việt Nam tuy được xuất khẩu nhiều, song theo Cục Chế biến thương mại nông- lâm- thủy sản và nghề muối, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu, thị trường trong nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu, chiếm khoảng 1 tỷ USD/năm.

Theo Hiệp hội gỗ Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ hàng năm vẫn phải nhập nguyên liệu từ khoảng 600 nguồn khác nhau của 26 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, có cả các quốc gia được đánh giá rủi ro cao về vi phạm những điều khoản của Lacey hiện tại và Flegt sau này. Việc kiểm soát nguồn gốc từ 600 đầu mối này thực sự là bài toán khó.

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quí I/2011

ĐVT: USD

 

Thị trường

 

KNXK T3/2011

 

KNXK 3T/2011

 

% tăng giảm so với T2/2011

 

% tăng giảm so với T3/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng KN

334.026.567

829.610.563

126,99

19,09

11,07

HoaKỳ

109.645.070

273.508.244

135,14

2,78

-2,06

Nhật Bản

48.809.809

122.876.493

92,98

48,77

29,82

Trung Quốc

34.236.101

94.526.073

61,30

2,98

25,59

Hàn Quốc

24.412.742

49.856.501

273,04

123,07

104,78

Anh

20.175.340

49.646.116

164,85

17,28

6,21

Đức

13.300.962

37.203.940

123,50

18,50

-1,38

HàLan

7.657.781

19.856.937

152,45

16,88

1,41

Canada

7.185.114

16.330.540

156,51

3,11

-5,36

Oxtrâylia

6.835.042

16.909.245

172,96

44,90

17,17

Bỉ

5.465.889

11.504.447

190,95

31,93

8,16

hongkong

5.242.568

10.204.946

74,35

157,90

119,89

Pháp

5.229.087

19.871.404

84,28

-11,63

-20,22

Italia

5.004.141

15.113.262

73,54

12,65

14,68

Đài Loan

3.984.958

9.779.306

133,42

-21,99

-5,15

ẤnĐộ

3.392.815

6.559.945

323,73

430,17

193,09

Thuỵ Điển

2.958.783

9.506.574

35,83

-12,35

-2,55

Đan Mạch

2.671.059

5.614.173

184,92

-0,06

-6,49

Xingapo

2.534.695

5.114.814

628,79

667,11

420,20

Malaixia

2.381.787

5.256.971

169,56

61,08

33,79

Tây Ban Nha

2.369.180

8.267.524

31,10

-17,94

0,13

Thổ Nhĩ Kỳ

1.786.140

3.664.545

420,31

191,54

75,41

Hy Lạp

1.305.740

3.365.488

244,50

7,08

5,09

Ba Lan

1.001.330

2.921.945

26,61

-34,87

-35,15

Nauy

910.447

2.555.583

84,04

53,04

23,51

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

802.877

1.683.203

-63,38

34,78

0,48

Phần Lan

783.308

2.998.553

17,84

-39,58

-26,10

Bồ Đào Nha

441.689

1.029.117

200,28

16,27

5,29

Áo

433.463

1.684.149

88,87

13,89

13,59

Nga

413.684

1.621.118

18,56

99,81

204,53

Thuỵ Sỹ

321.292

1.660.937

20,07

101,35

54,91

TháiLan

304.088

640.099

102,65

-75,94

-64,20

Nam Phi

205.731

492.374

171,74

3,26

-18,73

A rập Xêut

200.044

464.382

88,58

-32,02

-54,39

Ucraina

128.260

231.312

41,12

-15,77

-10,77

Cămpuchia

120.378

290.375

*

-11,64

15,26

Séc

87.713

713.443

-62,11

-41,07

2,01

Mêhicô

77.650

225.390

0,11

-27,74

-2,42

Hungari

63.003

151.580

194,38

-7,09

-68,43


(Ng.Hương)

Nguồn: Vinanet