Đây là tín hiệu cho thấy khả năng phục hồi trở lại của ngành sản xuất sản phẩm gỗ trong các tháng cuối năm 2009. Nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã có xu hướng tăng sau khi giảm mạnh trong các tháng đầu năm.

Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu, nửa đầu tháng 6, nhập khẩu gỗ căm xe tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước và so với nửa đầu cuối tháng 5, đạt hơn 4 triệu USD, với hơn 10,6 nghìn m3 gỗ. Chỉ trong vòng nửa tháng, lượng gỗ căm xe nhập khẩu đã gần gấp đôi so với lượng gỗ căm xe nhập khẩu trong cả tháng 5.Giá nhập khẩu gỗ căm xe nửa đầu tháng 6/2009 trung bình ở mức 391 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình cuối tháng trước 15%. Phần lớn gỗ căm xe được nhập khẩu từ thị trường Myanma với mức giá nhập trung bình ở mức 390 USD/m3. Tại thị trường Myanma, giá gỗ căm xe nguyên liệu từ đầu năm đến nay có xu hướng tăng. Tính đến cuối tháng 6/2009, gí xuất khẩu gỗ căm xe nguyên liệu trung bình ở mức 496 Euro/hoppus ton (1 hoppus ton = 1,3 m3), ổn định so với mức giá đầu tháng.

Nhập khẩu gỗ tạp nguyên liệu cũng tăng mạnh với 22,6 nghìn m3 gỗ, kim ngạch đạt gần 3,5 triệu USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 35% về trị giá so với cùng kỳ tháng trước. Giá nhập khẩu gỗ tạp nguyên liệu trong kỳ trung bình ở mức 153 USD/m3, cao hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ tháng trước 10 USD/m3. Gỗ tạp phần lớn được các doanh nghiệp nhập từ thị trường Malaysia.

Lượng gỗ bạch đàn nhập khẩu cũng tăng 14% so với cùng kỳ tháng trước, đạt 15,6 nghìn m3, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại giảm 4%, đạt 2,88 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn từ thị trường Braxin tính đến giữa tháng 6 có xu hướng tăng so với mức giá nhập tháng trước và ngày đầu tháng.

Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng 6,1% về lượng với 6.001 m3, nhưng kim ngạch nhập khẩu giảm 8,1% so với cùng kỳ tháng trước, đạt 2,4 triệu USD. Gỗ lim được nhập chủ yếu từ thị trường Camơrun với mức giá nhập trung bình ở mức 320 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 92 USD/m3.Giá nhập khẩu gỗ lim nửa đầu tháng 6 thấp hơn rất nhiều so với tháng trước là do các doanh nghiệp nhập khẩu hầu hết là gỗ lim tròn, trong khi tháng trước lượng gỗ lim xẻ được nhập về nhiều.

Về thị trườngnhập khẩu: Malaysia là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam trong kỳ, kim ngạch đạt 7,66 triệu USD. Các chủng loại gỗ nguyên liệu chính nhập khẩu từ thị trường này gồm: gỗ tạp, ván MDF, gỗ chò, gỗ cao su...Tại thị trường Malaysia trong tuần cuối tháng 6/2009, giá một số chủng loại gỗ nguyên liệu giảm so với nửa đầu tháng như:giá gỗ sến nghệ loại SQ up giảm 1 USD/m3, ở mức 227-251 USD/m3,FOB; Giá xuất khẩu gỗ Seraya Scantlings (75*125KD) giảm 4-6 USD/m3, giao dịch ở mức 442-455 USD/m3,FOB.

Thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn thứ 2 cho Việt Nam trong kỳ là Cămpuchia với kim ngạch đạt 5,8 triệuUSD. Các chủng loại gỗ nguyên liệu chính nhập khẩu gồm: gỗ trắc, gỗ hương, gỗ cẩm lai và gỗ cao su.

Các thị trường cung cấp lớn tiếp theo là thị trường Lào với kim ngạch đạt 5,77 triệu USD; Mỹ đạt 3,39 triệu USD...

Cơ cấu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt nam nửa đầu tháng 6/2009

(tỷ trọng tính theo kim ngạch)

Malaysia

19,2%

Cămpuchia

14,6%

Lào

14,5%

mỸ

8,5%

Myanma

8,4%

Trung Quốc

6,3%

Camơrun

4,8%

New Zealand

3,6%

Thái Lan

3,5%

Thị trường khác

16,7%

 

Nguồn: Vinanet