Như vậy, tốc độ giảm nhập khẩu đã chậm lại so với mức giảm 51% trong quí I/2009. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu nửa đầu tháng 5/2009 tương đương với kim ngạch nhập khẩu cùng kỳ tháng trước, đạt khoảng 33 triệu USD. Điều này cho thấy nhu cầu gỗ nguyên liệu đã có dấu hiệu tăng, mặc dù không được như năm 2008 nhưng cũng đã qua thời kỳ ảm đạm.

Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu, tháng 4/2009, ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 7 triệu USD, tăng 18,8% so với tháng trước, tuy nhiên so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ván MDF vẫn giảm, 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu ván MDF giảm tới 45,9% so với cùng kỳ trước, đạt 21,1 triệu USD. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình tháng 4/2009 ở mức 203,7 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình tháng trước 22,3 USD/m3 và giảm 25,9% so với mức giá nhập trung bình tháng 4/2008. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình từ đầu năm 2009 đến nay ở mức 226 USD/m3 giảm 16,6% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ. Malaysia là thị trường cung cấp ván MDF lớn nhất cho Việt Nam với thị phần chiếc 44,1%. Giá nhập khẩu ván MDF từ thị trường Malaysia trung bình ở ứmc 210 USD/m3, ổn định so với mức giá nhập trung bình tháng trước.Tại thị trường Malaysia giá xuất khẩu ván MDF dày 15-19mm nửa đầu tháng 5/2009 ở ứmc 284-316 USD/m3-FOB, giảm 1 USD/m3 so với mức giá xuất khẩu cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ bạch đàn tháng 4/2009 tăng mạnh so với tháng trước, đạt trên 6 triệu USD, nhưng vẫn giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Gái nhập khẩu gỗ bạch đàn tháng 4 trung bình ở ứmc 194 USD/tấn, thấp hơn so với mức giá nhập tháng trước 24%. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn tháng này thấp hơn hẳn sovới tháng trước do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu từ thị trường Papua New Guinea. Lượng gỗ bạch đàn nhập khẩu từ thị trường Papua New Guinea tháng 4/2009 đạt tới trên 18 nghìn m3, với mức giá trung bình 140 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 48 USD/m3. Nhập khẩu gỗ bạch đàn từ thị trường Braxin cũng tăng gấp đôi so với 2 tháng trước với 6.959 m3, kim ngạch đạt 2,23 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn xẻ từ thị trường Braxin trung bình ở mức 320 USD/m3. Các thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn tiếp theo là Urugoay và Nam Phi.

Gỗ thông là chủng loại gỗ có kim ngạch nhập khẩu lớn tiếp theo, đạt 5,4 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước. New Zealand vẫn là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 3,2 triệu USD. Giá nhập khẩu gỗ thông từ thị trường này tháng 4/2009 trung bình ở mức 180 USD/m3, giảm 2 USD/m3 so với mức giá trung bình tháng trước.Giá nhập khẩu gỗ thông xẻ 1800-6000x75x40mm tháng 4/2009 ở mức 154 USD/m3, giảm 8,87% so với mức giá nhập tháng 2/2009. Giá nhập khẩu gỗ thông xẻ kích thước (25/50*75/100/150/200*1500->6000)mm ở mức 150 USD/m3-CIF, ổn định so với mức giá nhập khẩu tháng trước... 

 Chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu chính 4 tháng đầu năm 2009

Chủng loại

Tháng 4/2009

4 tháng 2009

Ván MDF

7.037.508

21.121.704

Gỗ thông

5.404.232

20.282.804

Gỗ bạch đàn

6.129.398

14.605.388

gỗ lim

3.796.746

12.913.494

gỗ tạp

2.440.320

11.042.377

Gỗ sồi

3.381.955

10.345.168

gỗ cao su

1.849.389

9.774.858

Ván PB

3.426.052

9.335.377

Gỗ dương

1.607.617

7.461.394

Ván lạng

2.442.932

6.418.513

Gỗ hương

1.535.033

5.895.359

Ván plywood

3.399.394

7.270.608

gỗ căm xe

984.946

3.296.569

gỗ gõ

1.439.287

3.192.855

gỗ teak

283.527

2.618.999

gỗ gụ

1.057.978

2.492.460

gỗ chò

1.756.003

2.322.424

gỗ trắc

568.169

2.032.785

Gỗ dổi

931.162

1.957.019

gỗ anh đào

729.374

1.878.155

gỗ tần bì

1.098.184

1.846.413

gỗ cẩm lai

430.577

1.711.962

gỗ dầu

239.114

1.705.971

gỗ xoan đào

872.917

1.624.704

gỗ bồ đề

391.089

1.474.071

 

 

Nguồn: Vinanet