Theo thông lệ, 6 tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất năm sau. Tốc độ nhập khẩu gỗ nguyên liệu chậm lại cho thấy tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp trong năm 2009 sẽ khó tăng mạnh.

Nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu chính giảm so với tháng trước. Tháng 10/2008, gỗ thông là chủng loại có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Kim ngạch nhập khẩu gỗ thông đạt 7 triệu USD,giảm 7,1% so với tháng trước  và giảm 2,5% sovới cùng kỳ năm 2007. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu đã giảm tới 26,`% so với cùng kỳ năm 2007, ở mức 61,8 triệu USD.

Nhập khẩu ván MDF tháng 10 giảm mạnh so với tháng trước đưa ván MDF xuống vị trí là chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn thứ 2 sau gỗ thông, kim ngạch nhập khẩu đạt 6,88 triệu USD, giảm 28% so với tháng trước và giảm 29% so với cùng kỳ năm 2007. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu ván MDF đạt 95,9 triệu USD, tăng 1,8% sovới cùng kỳ.

Gỗ lim là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 3, đạt 6,56 triệu USD, gảim 2,2% so với tháng trước. 10 tháng năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gỗ lim đạt 28 triệu USD, tăng rất mạnh sovới cùng kỳ năm 2007.

Tiếp theo là kim ngạch nhập khẩu gỗ bạch đàn. Trong khi nhập khẩu các chủng loại gỗ nguyên liệu chính khác giảm thì nhập khẩu gỗ bạch đàn lại tăng khá so với tháng trước, đạt 6,3 triệu USD, tăng 33,6% so với tháng trước nhưng giảm 42% sovới cùng kỳ năm 2007. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu gỗ bạch đàn tăng 11,7%, đạt 74,5 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu cao su đạt 5 triệu USD, giảm 6,88% sovới tháng trước và giảm 19,3% so với cùng kỳ 2007. 10 tháng năm 2008, nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu đã giảm tới 34% so với cùng kỳ. Các tháng đầu năm, nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu giảm rất mạnh do nguồn cung gỗ khá hạn chế. Việc giá cao su cao kỷ lục khiến lượng rừng cao su thanh lý giảm và làm giảm nguồn cung gỗ cao su. Tuy nhiên, việc 3 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Malaysia và Indonesia quyết định giảm sản lượng cao su tự nhiên để đối phó với tình trạng giá cao su tự nhiên giảm mạnh sẽ khiến nguồn cung gỗ cao su dồi dào hơn. Giải pháp được đề nghị để đối phó với tình hình cao su tự nhiên mất giá là chặt bỏ cây, giảm lượng cao su thu hoạch ở mỗi cây và bắt đầu khai thác trễ hơn một năm đối với những cây mới. Với kế hoạch này, sẽ có khoảng 169.000 hécta cao su già nua bị chặt bỏ, lần lượt là 64.000 héc ta ở Thái Lan, 55.000 hécta ở Indonesia và 50.000 héc ta ở Malaysia. Cùng với việc nhu cầu gỗ nguyên liệu giảm do tình hình kinh tế thế giới suy thaói sẽ khiến giá gỗ cao su nguyên liệu trong thời gian tới có khả năng giảm.

Nhập khẩu ván PB sau khi giảm mạnh trong tháng 9 đã tăng trở lại với kim ngạch nhập khẩu đạt gần 4,5 triệu USD, tăng 79% sovới tháng trước. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu tháng 10 vẫn thấp hơn so với mức trên 5 triệu USD/tháng của mấy tháng trước. 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu ván PB đạt 40,55 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2007.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu rất nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu khác như: gỗ dương đạt 4,45 triệu USD, gỗ sồi 4,1 triệu USD, gỗ tạp 3,9 triệu USD....

(VTIC)

Nguồn: Vinanet