*Liên tục trong 2 tháng gần đây, xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tăng, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào thị trường này trong quí I/2009 đạt 87,1 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2008 và là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng tuyệt đối cao nhất, tăng 11,2 triệu USD.

*Bộ Thương mại vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc quá cảnh hàng hoá của Cămpuchia qua lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, những hàng hoá thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất, cấm nhập theo quy định của Việt Nam nhưng không thuộc danh mục cấm của Cămpuchia thì vẫn được quá cảnh qua Việt Nam. Tuy  nhiên, phải xin giấy phép quá cảnh hàng hoá (do Bộ Công thương cấp) bất kể quá cảnh theo đường thuỷ hay đường bộ. Gỗ xẻ là một trong những mặt hàng phải xin phép.

*Khu vực Trung và Tây Phi: Giá gỗ ổn định mặc dù thị trường thế giới đang xáo động

Ở khu vực này giá gỗ không thay đổi nhiều từ đầu đến giữa tháng 5, mặc dù thị trường gỗ thế giới đang xáo động. Theo phân tích, nhu cầu gỗ nhập khẩu ở thị trường châu Âu đang tăng nhẹ, đặc biệt là ở Anh do các nhà nhập khẩu và buôn gỗ cho rằng lượng gỗ dự trữ trong khu vực châu Âu đang ở mức thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu mua gỗ trong tháng 5/2009. Các chuyên gia khác cũng chỉ ra rằng lượng gỗ xuất khẩu ở các nước Châu Phi giảm, đặc biệt là những loại gỗ được ưa chuộng trên thị trường như sipo và sapele.

Hiện tại rất khó đoán được tình hình thị trường sẽ diễn biến thế nào trong giai doạn cuối của quý II này. Có thể giá sẽ giữ vững và không thay đổi, nhưng lượng gỗ xuất khẩu có thể giảm đi. Chính phủ các nước châu Phi đã hứa sẽ đưa ra những biện pháp hành động thích hợp, bơm tiền thuế vào thị trường tài chính. Các chuyên gia hy vọng những biện pháp này của chính phủ sẽ có tác động tốt đến thị trường và tình hình kinh doanh gỗ ở châu Phi trong thời gian tới.

*Sản lượng gỗ tấm kết cấu của Bắc Mỹ giảm

Theo số liệu của APA - Hiệp hội gỗ xây dựng, trong Quí I/2009, sản lượng gỗ tấm kết cấu của Bắc Mỹ chỉ đạt 5,378 tỉ feet vuông, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái (8,077 tỉ feet vuông).

APA cho biết, sản lượng gỗ dán mềm ở mức 2,505 tỉ feet vuông, trong đó sản lượng của Canada chiếm 16%, còn Hoa kỳ chiếm 84%. Sản lượng của cả 2 nước đều thấp hơn 22% so với quý I năm ngoái, nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với sản lượng OSB, vì gỗ dán được sử dụng nhiều hơn để tu sửa các công trình công nghiệp và các công trình không phải là nhà ở

Hoa Kỳ tiêu thụ 4,638 tỉ feet vuông, thấp hơn 13% so với quí 4/2009 95,351 tỉ feet vuông) và thấp hơn 33% so với quý I/2008(6,940 tỉ feet vuong). Lượng gỗ tấm kết cấu mà Canada tiêu thụ ở mức 724 triệu feet vuông, thấp hơn 19% so với mức 891 triệu feet vuông ở quý 4 năm 2008, thấp hơn 27% so với mức 998 triệu feet vuông ở quý I năm 2008.

*EU và CH Congo ký hiệp ước bảo vệ rừng nhiệt đới

Liên minh châu Âu EU vừa dfdạt được thoả thuận với chính phủ nước CH Congo để chấm dứt tình trạng nhập lậu gỗ khai thác trái phép từ Congo vào 27 nước thành viên thuộc khối, đồng thưòi quy định dán nhãn những loại gỗ được khai thác mà khôngảnh hưởng đến rừng nhiệt đới.

Viện rừng châu Âu cho biết, một nửa giá trị xuất khẩu gỗ của các nước châu Phi, trị giá trên 160 triệu đôla là xuất khẩu vào thị trường châuÂu.

*Trung quốc tăng hoàn thuế xuất khẩu với 36 sản phẩm gỗ

Trong quốc vừa tăng tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với 36 sản phẩm gỗ kể từ ngày 1/4/2009. Tỉ lệ hoàn thuế các sản phẩm giấy tăng lên mức 13%.

Tỉ lệ hoàn thuế đối với các sản phẩm gỗ như khung tranh ảnh đã tưng từ 9% lên 11%. Sự điều chỉnh chính sách xuất khẩu này dự đoán sẽ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ và giấy của Trung Quốc , giúp ngành công nghiệp gỗ của Trung Quốc hồi phục trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp diễn

 (TH)

Nguồn: Vinanet