Theo số liệu thống kê, trong năm 2014 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nam Phi đạt 793,68 triệu USD, tăng 3,77% so với năm 2013.

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nam Phi liên tục tăng trưởng dần đều qua các năm: năm 2012 đạt 722,6 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 612,6 triệu USD, và nhập khẩu 110 triệu USD; năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 920 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 765 triệu USD, nhập khẩu đạt 155 triệu USD.

Hàng hóa của Việt Nam xuất sang Nam Phi rất đa dạng, chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, gạo, sản phẩm đá quý và kim loại quý, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, mây tre đan, hải sản, sữa, hạt điều, than đá, gạo, mì ăn liền... Việt Nam nhập khẩu từ Nam Phi chủ yếu các mặt hàng sắt thép, các loại kim loại thường, gỗ và các sản phẩm gỗ, hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, bông, sợi các loại, phân bón...

Trong năm 2014, dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu sang Nam Phi là điện thoại các loại và linh kiện, trị giá 444,48 triệu USD, giảm 3,76% so với năm trước, chiếm 56% tổng trị giá xuất khẩu.

Mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai trong bảng xuất khẩu là giày dép các loại, trị giá 91,97 triệu USD, tăng 13,11% so với năm trước; đứng thứ ba là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 56,31 triệu USD, tăng 49,65%.

Cà phê là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất sang thị trường Nam Phi trong năm 2014, thu về 21,07 triệu USD, tăng 78,83% so với năm trước. Bên cạnh đó có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước: sản phẩm hóa chất giảm 40,67%; sản phẩm từ sắt thép giảm 48,37%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 13,06%; chất dẻo nguyên liệu giảm 47,55%.

Tìm hiểu về thị trường Nam Phi

Ngành nội thương Nam Phi hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường thông qua hệ thống các siêu thị bán buôn, bán lẻ có mạng lưới phủ khắp các vùng miền của Nam Phi. Đó là hệ thống siêu thị đa quốc gia và hệ thông siêu thị nội địa như: hệ thống Makro, Metro, Woolworth,… và hệ thống siêu thị nội địa như Pick n, pay, Spar, Supe spa, Checkers…

Những siêu thị này đã có bề dầy, thâm niên khá cao và ổn định từ các kênh thương mại riêng để có thể đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng mua sắm hàng ngày của người dân Nam Phi tại các siêu thị nhất là thị trấn, đô thị... Điều đó cho thấy hàng hóa của các nước khác (nếu không phải là bạn hàng truyền thống) mà vào được thị trường Nam Phi là cả một bài toán khó đòi hỏi phải có thời gian, công sức mới có thể mang lại hiệu quả. Từ đó, cho thấy DN Việt cần đẩy mạnh công tác tiếp cận thị trường cả chiều sâu và chiều rộng, trong đó nghiên cứu để tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo tại các tập đoàn, siêu thị để quảng bá, chào hàng; giới thiệu sản phẩm… nhằm tạo được quan hệ đối tác với các hệ thống siêu thị trong lãnh thổ Nam Phi.

Số liệu của Tổng cục hải quan xuất khẩu sang Nam Phi năm 2014
Mặt hàng XK
 Năm 2013
 
 Năm 2014

Tăng giảm so với năm trước (%)

 
 Lượng (tấn)
 Trị giá (USD)
 Lượng (tấn)
 Trị giá (USD)
 Lượng

Trị giá 

Tổng
 
   764.817.340
 
    793.686.700
 
+3,77

Điện thoại các loại và linh kiện

 
   461.853.677
 
    444.488.584
 
-3,76
Giày dép các loại
 
81.319.829
 
 91.979.843
 
+13,11

Máy vi tính. sản phẩm điện tử và linh kiện

 
37.630.121
 
 56.311.687
 
+49,65
Hàng dệt may
 
18.142.104
 
 21.117.913
 
+16,4
Cà phê
 6.375
11.833.046
 10.715
 21.078.354
+68,08
+78,13

Máy móc. thiết bị. dụng cụ và phụ tùng khác

 
18.082.487
 
 20.258.281
 
+12,03
Gạo
31.745
14.393.322
 41.148
 17.327.655
+29,62
+20,39
Hạt tiêu
 1.817
12.270.483
    1.726
 14.341.403
-5,01
+16,88
Gỗ và sản phẩm gỗ
 
 7.976.273
 
 10.319.147
 
+29,37
Hạt điều
 1.393
 7.913.098
    1.393
   8.831.871
0
+11,61
Sản phẩm hóa chất
 
13.930.611
 
   8.265.018
 
-40,67
Sản phẩm từ sắt thép
 
11.736.271
 
   6.059.242
 
-48,37

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 
 6.688.200
 
   5.814.663
 
-13,06

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 
 1.959.384
 
   2.861.918
 
+46,06
Chất dẻo nguyên liệu
 1.478
 2.403.023
 742
   1.260.345
-49,8
-47,55
 
 
T.Nga

Nguồn: Vinanet

 

Nguồn: Vinanet