Hungary là một trong những thành viên mới của EU. Quá trình của việc gia nhập đã tác động rõ rệt về phương diện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hungary. Nhiều siêu thị cao cấp và nhà máy chế biến thực phẩm thuộc sở hữu nước ngoài.

Tiêu chuẩn của nông nghiệp và sản xuất thực phẩm cũng như sự chỉnh đốn về nhập khẩu và điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu theo quy định về tiêu chuẩn của chuẩn châu Âu là một phần của quá trình gia nhập EU.

Nhiều hệ thống siêu thị nổi tiếng châu Âu đã đầu tư mạnh vào Hungary kéo theo việc đưa đầy đủ và ào ạt các chủng loại hàng hóa vào Hungary. Những người đi mua hàng tại các cửa hiệu Hung ga ri có thể lựa chọn từ hàng trăm ngàn sản phẩm cao cấp của châu Âu và toàn cầu bên cạnh những nhãn hiệu Hungari.

Nhập khẩu còn thấp, vì Hungary có một ngành chế biến trong nước mạnh mẽ, nhiều hơn các nhà máy sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, công nghiệp du lịch tiếp tục tăng và nhu cầu khách hàng tăng lên đòi hỏi một sự đa dạng hơn về xa xỉ phẩm, thực phẩm có lợi cho sức khỏe và hàng tạp phẩm tiêu dùng hàng ngày, thực phẩm chế biến sẵn. Điều đó buộc các doanh nghiệp Hungary phải nhập khẩu nhiều hơn.

Thịt là một phần quan trọng trong bửa ăn hàng ngày của người Hungary. Thịt heo và gia cầm là ưu tiên bửa ăn hàng ngày của người Hungary, trong khi sự tiêu dùng thịt bò, cừu và cá là rất thấp.

Người Hunggary luôn luôn là những người tiêu dùng với số lượng cao các loại hàng tươi, trái cây, rau cỏ bởi vì đất trồng trọt không nhiều. Hungary phải nhập khẩu tất cả sản phẩm từ nước ngoài. Đây có thể là cơ hội cho các nhà cung cấp Việt Nam

Là một nước bao quanh là đất liền, nên hình thành thói quen tiêu dùng. Hungari không phải là những khách hàng mua thủy sản lớn, mặc dù sự đa dạng hàng tươi sống sẵn sàng trong những siêu thị và những quán ăn. Ý thức về việc ăn uống có lợi cho sức khỏe tăng lên và thích có nhiều sự lựa chọn trong mua săm hơn đã tạo ra nhiều sự quan tâm hơn về thủy sản tươi. Nếu so với các quốc gia khác trong châu Âu, tiêu thụ thủy sản tại Hungary còn lại thấp. Do đó cơ hội bán hàng chủ yếu là cung cấp sản phẩm tươi đến nhà hàng và khách sạn. (nguồn: Bộ Kinh tế và vận tải Hungary). Một sự thay đổi tư cách, trở thành thành viên EU, Hungary chấp nhận hệ thồng thuế của EU (TARIC) với tỷ lệ thuế thấp hơn cũng sẽ là cơ hội cho các sản xuất và nhà cung cấp rượu.

Dưới đây là những cơ hội cho các nhà xuất khẩu Việt Nam quan tâm đến thị trường thực phẩm và đồ uống Hungary:

 - Thịt tươi

- Trái cây theo mùa

- Rau và quả

- Thực phẩm sức khỏe

- Thực phẩm chế biến sẵn

- Xa xỉ phẩm

- Rượu

 Thuế quan, những quy định và hải quan

 Hungary chấp nhận sự điếu chỉnh của hệ thống thuế nhập khẩu của EU. Điều sống còn là chấp nhận lời khuyên này trước khi gửi bất kỳ sản phẩm hoặc mẫu hàng tới Hungary. Hungary áp dụng hệ thống hạn ngạch cho nhiều loại thực phẩm. Những sản phẩm có yêu cầu về hạn ngạch phải được bán đến những người đang nắm giữ hạn ngạch đã đăng ký hoặc được cấp.

Thuế đánh vào hầu hết các loại đồ uống có cồn. Hầu hết thực phẩm là có khả năng phải chịu thuế VAT ở mức 15%. Thuế tiêu thụ có thể đánh vào những sản phẩn xa xỉ. Do đó cần tìm hiểu trước khi gửi hàng, kể cả mẫu thiết kế bao bì, đóng gói.

Tiêu chuẩn

Tất cả thực phẩn chế biến phải tuân theo các quy định được lập ra bởi Viên Quốc gia về thực phẩm và dinh dưỡng (National Institute for Food and Nutrition - OETI). Tổ chức này sẽ xét nghiệm và cấp phép cho tất cả thực phẩm đã qua chế biến lưu thông trên thị trường Hungary. Sản phẩm được phê duyệt sẽ nhận một số hiệu do OETI cấp. Số hiệu này phải được in trên nhãn sản phẩm.

Tất cả sản phẩm dược yêu cầu phải có gắn nhãn  hiệu và thông tin có liên quan đến sản phẩm đó bẳng tiếng Hungary. Nhãn hiệu bằng tiếng Anh phải dán kèm theo một nhãn bằng tiếng Hungary. Việc ghi nhãn phải bao gồm biểu tượng được phê duyệt của OETI hoặc của Viện xét nghiệm chất lượng Thương mại (The Commercial Quality Testing Institute -KERMI, http://www.kermi.hu) bao gồm như sau:

             - Tên và mô tả sản phẩm

            - Liệt kê các thành phần chính và phụ gia

            - Thông tin về dinh dưỡng và cung cấp năng lượng

            - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu địa phương

            - Những chỉ dẫn về kho chứa hàng, ngày sản xuất và hạn dùng

            - Số giấp phép của OETI, biểu tượng đã phê duyệt của OETI từ OETI và / hoặc KERMI

            - Số lượng, trong lượng, khối lượng thực (Net)

            - Xuất xứ, quốc gia gốc

- Tất cả thức ăn và những đồ uống phải ghi ngày tháng được phê duyệt số hiệu OETI

(TTNN)

Nguồn: Vinanet