(VINANET) Hàn Quốc là quốc gia xếp thứ 3 trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam trên toàn thế giới nói chung và xếp thứ 3 trong các quốc gia ở châu Á nói riêng. Với các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu với quốc gia ở Đông Bắc Á này.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2014 đạt 7,14 tỷ USD, tăng trưởng 7,7% so với năm 2013.

Những nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch lớn trong năm 2014 gồm: sản phẩm dệt may; gỗ và sản phẩm; giày dép; thủy sản; cao su; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

Dệt may là nhóm hàng đạt kim ngạch cao nhất với 2,09 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm ngoái, chiếm 29,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đứng thứ hai là nhóm hàng thủy sản với trị giá đạt 65,93 triệu USD, tăng 27,4%, chiếm 9,1%. Tiếp đến nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ với 491,42 triệu USD, chiếm 6,9%, tăng 49,5%.

Năm 2014 Việt Nam mở rộng thêm một số nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc như: vải mành, vải kỹ thuật khác; thức ăn gia súc và nguyên liệu; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận với kim ngạch đạt khá cao.

Nhìn chung, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2014 đều tăng trưởng dương về kim ngạch so với năm 2013; trong đó các nhóm hàng có mức tăng trưởng mạnh gồm: hàng rau quả tăng 102,2%; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 102,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 74,4%; dây điện và dây cáp điện tăng 65,4%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Hàn Quốc lại giảm ở một số nhóm hàng so với năm trước như: phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 57,6%; xơ, sợi dệt các loại giảm 14,7%; dầu thô giảm 71,0%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 16,3%;…

Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến nay, Hàn Quốc là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam cả về quy mô với tổng vốn đầu tư và số dự án với tổng vốn đăng ký đạt 36,71 tỷ USD và 4.063 dự án đầu tư còn hiệu lực.

Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng trên 50 vạn lao động và đống góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2013.

Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 3 của Hàn Quốc sau Mỹ, Trung Quốc (với 3.112 dự án; 18.1 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký và 10,7 tỷ USD vốn giải ngân lũy kế theo thống kê của Ngân hàng Korea Eximbank).

Theo Cục đầu tư nước ngoài, hiện nay, khoảng 95% các dự án đầu tư của Hàn Quốc được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô dưới 500 người, doanh thu dưới 150 triệu USD) chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ như ngành may mặc, sản xuất giày, dép …

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã bắt đầu có sự chuyển biến về chất khi xuất nhiều khối doanh nghiệp vệ tinh cho các công ty đa quốc gia Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ điện tử …

Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuy chỉ chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam và tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng, dịch vụ…

Nếu xét theo ngành, Hàn Quốc đã đầu tư vào 18 lĩnh vực, trong đó đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo (2.471 dự án, tổng vốn đầu tư 23,649 tỷ USD, chiếm 60,81% tổng vốn đầu tư đăng ký và 63,93% số dự án).

Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản (80 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 6,98 tỷ USD, chiếm 19,69 % tổng vốn đầu tư đăng ký và chỉ 1,9% số dự án). Đứng thứ 3 là xây dựng (555 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,395 tỷ USD chiếm 13,66% tổng vốn đăng ký và 6,52 % số dự án).

Từ năm 2009, FDI Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng mạnh, từ mức 60% giai đoạn trước lên mức trên 80%. Ngoài ra, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, công nghiệp, công nghệ cao chiếm ưu thế so với các dự án công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động trước đây.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 24 dự án đã đầu tư sang Hàn Quốc với quy mô khiêm tốn, với tổng số vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam là 10,48 triệu USD, đứng thứ 31/63 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Các dự án đều có quy mô nhỏ chủ yếu trên lĩnh vực dịch vụ, thương mại (trung bình mỗi dự án có quy mô 436.666 USD).

Từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại, quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển mạnh, từ 500 triệu USD năm 1992 lên 2,1 tỷ năm 2000 và năm 2013 đạt 27,3 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2020, dự kiến sẽ chiếm 30% tổng kim ngạch thương mại Asean – Hàn Quốc (200 tỷ USD).

Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước mang tính bổ trợ, ít có các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp, tuy nhiên, trong những năm qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác mà Việt Nam có thâm hụt thương mại cao nhất (năm 2013 là 14,067 tỷ USD) do Việt Nam phải nhập khẩu máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất.

Thời gian tới, vấn đề này sẽ khó giải quyết một cách căn bản do nền công nghiệp sản xuất Việt Nam còn tương đối yếu kém và nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục có xu hướng mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Số liệu của TCHQ xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2014. ĐVT: USD

Mặt hàng

T12/2014

Năm 2014

T12/2014 so với T11/2014 (%)

Năm 2014 so với năm 2013 (%)

Tổng kim ngạch

602.273.240

7.144.018.830

+8,4

+7,7

Hàng dệt, may

133.683.641

2.092.300.622

+21,0

+27,5

Hàng thủy sản

53.104.068

651.936.480

-19,8

+27,4

Gỗ và sản phẩm gỗ

43.299.696

491.424.692

+0,3

+49,5

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

54.261.565

416.453.974

+10,9

+28,0

Điện thoại các loại và linh kiện

18.442.359

324.519.317

-26,6

+49,0

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

24.810.402

305.834.544

-3,2

+34,2

Giày dép các loại

29.505.556

294.742.745

+20,9

+27,4

Phương tiện vận tải và phụ tùng

17.094.833

217.235.495

+18,4

-57,6

Dầu thô

37.383.710

210.399.528

+44,9

-71,0

Xơ, sợi dệt các loại

16.028.239

195.164.825

-4,6

-14,7

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

7.628.704

105.951.355

-10,5

+36,5

Kim loại thường khác và sản phẩm

9.203.106

98.100.824

-3,7

+20,6

Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù

11.880.098

95.273.315

+38,1

+49,5

Than đá

15.078.823

92.409.569

+131,3

+12,4

Sản phẩm từ sắt thép

7.618.699

81.986.925

+19,2

+45,8

Cà phê

4.056.754

69.915.336

-42,7

-0,8

Vải mành, vải kỹ thuật khác

3.400.644

61.233.188

-10,7

*

Dây điện và dây cáp điện

4.604.811

61.071.939

-12,4

+65,4

Sản phẩm từ chất dẻo

6.297.461

57.851.444

+2,5

+32,4

Hàng rau quả

3.341.215

57.035.756

-27,8

+102,2

Cao su

4.141.296

56.736.201

-19,6

-30,6

Sắn và các sản phẩm từ sắn

2.085.116

54.302.469

*

-16,3

Sắt thép các loại

3.556.484

47.747.036

-8,3

+19,4

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

5.713.574

44.543.975

+2,3

+74,4

Sản phẩm hóa chất

3.856.407

42.977.223

+14,9

+29,5

Phân bón các loại

6.206.660

41.547.142

+42,1

-3,5

Sản phẩm từ cao su

2.397.843

34.975.233

-8,6

+17,0

Xăng dầu các loại

455.025

34.365.364

*

-77,7

Hạt tiêu

1.943.597

31.511.070

+33,2

+59,4

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

4.236.713

27.145.941

+31,8

+1,1

Hóa chất

1.919.675

20.779.030

+7,6

+59,1

Sản phẩm gốm, sứ

1.472.329

19.859.047

-14,3

+15,5

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.859.730

17.393.649

+49,6

*

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

1.063.450

16.219.877

+9,0

+102,9

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

1.695.717

14.977.942

+55,6

*

Giấy và các sản phẩm từ giấy

757.458

9.415.322

-17,5

-28,0

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

760.169

8.798.538

+9,4

+9,7

Chất dẻo nguyên liệu

966.510

6.674.860

+50,3

+48,8

Quặng và khoáng sản khác

896.704

6.336.437

-79,0

+9,5

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

644.577

6.266.337

+29,3

+39,1

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet