(VINANET) Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Thụy Điển trong những năm gần đây phát triển khá ổn định về cả giá trị và cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thụy Điển vẫn duy trì mức tăng trưởng dương trên 6%, đạt 961,89 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Thụy Điển tăng 13,32%, đạt 257,14 triệu USD. Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Thụy Điển 704,75 triệu USD.

Về mặt hàng xuất khẩu: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Thụy Điển các mặt hàng: thủy sản; cao su; sản phẩm từ chất dẻo; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; gỗ và sản phẩm gỗ; hàng dệt, may; giày dép các loại; nguyên phụ liệu dệt may, da, giày; sản phẩm gốm, sứ; sản phẩm từ sắt thép, kim loại thường khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử, và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại các loại, và linh kiện; và đồ chơi, dụng cụ thể thao.

Về mặt hàng nhập khẩu:Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng từ Thụy Điển là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dược phẩm; điện thoại các loại, và linh kiện; sản phẩm hóa chất, sản phẩm khác từ dầu mỏ; sắt thép, phế liệu sắt thép; gỗ và sản phẩm gỗ; chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo; giấy các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử, và linh kiện.

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu trong quan hệ trao đổi thương mại với Thụy Điển. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam đã có được vị thế khá ổn định tại thị trường Thụy Điển như: điện thoại các loại, linh kiện; sản phẩm điện tử, linh kiện; một số hàng thủy sản như cá basa và tôm; hàng dệt may; giày dép các loại; túi xách, ví, vali, mũ, ô dù; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; gỗ và sản phẩm gỗ; sản phẩm gốm sứ.

Điện thoại là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang Thụy Điển, chiếm tới 53,86% tổng kim ngạch, với 518,06 triệu USD; sau đó là máy vi tính, điện tử 109,66 triệu USD, chiếm 11,4%; hàng dệt may 77,43 triệu USD, chiếm 8,05%, giày dép 41,3 triệu USD, chiếm 4,29%.

Những nhóm hàng đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2014 gồm có: Sản phẩm từ chất dẻo (+58,92%), thuỷ sản (+53,23%), sản phẩm mây tre, cói thảm (+31,41%). Ngược lại, những nhóm hàng giảm mạnh về kim ngạch là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (-43,21%), kim loại thường khác và sản phẩm (-35,96%), giày dép (-25,06%).

Về đầu tư: Theo thống kê gần nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế các dự án đầu tư còn hiệu lực của Thụy Điển đến ngày 20 tháng 11 năm 2014, Thụy Điển hiện đứng ở vị trí thứ 47 trong tổng số 101 nước/vùng lãnh thổ hiện có dự án đầu tư tại Việt Nam với 39 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 70 triệu USD.

Số liệu của TCHQ về xuất khẩu sang Thụy Điển năm 2014. ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

Năm 2014

 

Năm 2013

Năm 2014 so với năm 2013(%)

Tổng kim ngạch

       961.889.546

       907.129.730

+6,04

Điện thoại các loại và linh kiện

        518.060.014

        483.612.270

+7,12

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

        109.655.151

        105.868.174

+3,58

Hàng dệt may

          77.432.853

          72.662.407

+6,57

Giày dép

          41.299.506

          55.111.272

-25,06

Sản phẩm từ chất dẻo

          26.012.496

          16.368.422

+58,92

Gỗ và sản phẩm gỗ

          22.344.242

          23.570.772

-5,20

Hàng thuỷ sản

          18.890.731

          12.328.182

+53,23

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

          18.628.028

          32.801.992

-43,21

Túi xách, ví, vali,mũ ô dù

          17.364.751

          15.147.825

+14,64

Sản phẩm từ sắt thép

          12.112.083

          10.227.810

+18,42

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

            4.866.870

            5.587.222

-12,89

Sản phẩm mây tre, cói thảm

            4.817.126

            3.665.643

+31,41

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

            4.414.234

                        -  

*

Cao su

            3.256.723

            3.185.701

+2,23

Sản phẩm gốm sứ

            2.057.451

            2.141.758

-3,94

Kim loại thường khác và sản phẩm

               847.102

            1.322.722

-35,96

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet