Theo đó, tổng mức đầu tư dự kiến không thấp hơn 50 tỷ đồng, hình thức đầu tư trong nước và tiến độ triển khai 2016-2017.

Dự án được triển khai trên nền khu đất rộng 6.100m2, yêu cầu mật độ quy hoạch xây dựng không quá 20%; chiều cao xây dựng công trình tối đa không quá 2 tầng (khoảng 7,5m), khoảng lùi tối thiểu là 3m. Đất công trình xây dựng chiếm 10,25%; đất cây xanh, sân bãi, cảnh quan chiếm 60,36%; đất giao thông chiếm 28,77%; còn lại là đất bia hiện trạng.

Các hạng mục chính theo quy hoạch gồm: khối nhà quản lý; ki-ốt kết hợp vệ sinh công cộng; khối ki-ốt bán hàng lưu niệm, giải khát; sàn cảnh quan ngắm cảnh; bãi đậu xe, cây xanh thảm cỏ, chòi nghỉ kết hợp ngắm cảnh; tôn tạo cảnh quan khu vực di tích Hải Vân Quan…

Ngoài ra, yêu cầu trong quá trình lập dự án đầu tư, chủ đầu tư cần phân tích đánh giá các điều kiện tư nhiên; hiện trạng kinh tế xã hội, dân số, lao động, sử dụng đất đai; hiện trạng về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường đô thị và đặc biệt yếu tố an ninh quốc phòng ảnh hưởng đến phương án thiết kế.

Lưu ý phương án khai thác nên sử dụng lao động địa phương đảm bảo công ăn việc làm của người dân địa phương.

Theo thống kê của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, năm 2014, có 439.000 lượt khách tham quan tại đèo hải Vân, trong đó tỷ lệ khách quốc tế chiếm hơn 60%; là một điểm du lịch được hầu hết các đơn vị lữ hành đưa vào tour du lịch khi đến Huế và Đà Nẵng.

Vì vậy, dự án được thực hiện với mục tiêu, xây dựng điểm du lịch phục vụ nhu cầu ngắm cảnh, mua sắm và giải trí cho người dân địa phương và du khách, tạo điểm nhấn, động lực phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng.

Đỗ Phong