Tuy nhiên, giá lúa mì vẫn thiết lập tuần giảm mạnh nhất trong hơn 4 tháng, do nhu cầu xuất khẩu ảm đạm và điều kiện cây trồng vụ đông tốt hơn so với dự kiến.
Yếu tố cơ bản
Giá lúa mì kỳ hạn Wv1 tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago giảm 4% trong tuần này, sau khi giảm 3,6% trong 2 phiên trước đó. Đây là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015.
Giá đậu tương kỳ hạn Sv1 hướng tới tuần giảm 1,5% - tuần giảm đầu tiên trong 6 tuần.
Giá ngô kỳ hạn Cv1 tăng hơn 2% trong tuần này, tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng.
Dự báo mưa ở khắp khu vực Plains Mỹ cũng gây áp lực giá.
USDA báo cáo, xuất khẩu ngô Mỹ trong tuần đến ngày 31/3 ở mức 945.200 tấn năm 2015/16 và 175.100 tấn năm 2016/17, phù hợp với kỳ vọng thương mại.
Trung Quốc nhằm mục tiêu giảm diện tích trồng ngô thêm khoảng 8,2 triệu acres vào năm 2020 và thúc đẩy diện tích trồng đậut ương, để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nội địa, Bộ nông nghiệp cho biết.
Tin tức thị trường
Đồng đô la Mỹ vững, nhưng ở gần mức thấp nhất 17 tháng so với đồng yên Nhật Bản hôm thứ sáu (8/4), với đồng yên Nhật Bản thiết lập tuần tăng so với đồng tiền chủ chốt khác, bất chấp cảnh báo từ các quan chức Nhật Bản.
Giá dầu tăng bởi các chỉ số kinh tế vững từ Mỹ và Đức, có thể hỗ trợ nhu cầu nhiên liệu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng, thị trường dầu thô đe dọa bởi suy thoái kinh tế do dư cung tiếp diễn.
Chứng khoán Mỹ giảm, giá giá dầu giảm và lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.
Giá một số mặt hàng ngày 8/4/2016:
Mặt hàng ĐVT Giá mới nhất Thay đổi % thay đổi
Lúa mì CBOT UScent/bushel 456,75 - 0,25 - 0,05
Ngô CBOT UScent/bushel 361,5
Đậu tương CBOT UScent/bushel 904,25 - 0,25 - 0,03
Gạo CBOT USD/100 cwt 9,84 - 0,01 - 0,1
Dầu thô WTI USD/thùng 37,91 0,65 + 1,74