NÔNG SẢN
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, các mặt hàng nông sản diễn biến trái chiều nhau với các mức thay đổi đều thấp hơn 1%.
Mặc dù chịu sức ép từ diễn biến của giá dầu đậu tương, nhưng đậu tương vẫn giữ được sắc xanh nhờ nhu cầu ổn định từ các nước nhập khẩu chính. Đây cũng đã là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của đậu tương và giá hiện đang ở mức cao nhất kể từ đầu tháng.
Giá ngô mở cửa tuần mới đã giảm nhẹ 0.74% và không thể duy trì đà tăng từ tuần trước do thiếu động lực tích cực ảnh hưởng lên giá. Mặc dù tăng nhẹ trong phiên sáng nhưng giá ngô vẫn đóng cửa trong sắc đỏ do áp lực chốt lời sau tuần tăng mạnh. Diễn biến của giá lại quay trở về xu hướng đi ngang ảm đạm trước đó, với khoảng biến động mỗi phiên hầu hết đều chỉ dưới 15 cents.
Giá lúa mì trong phiên hôm qua đã trải qua những biến động trái chiều khi lúa mì Kansas thấp hơn, lúa mì Chicago lại có sự phân hoá giữa các kì hạn khác nhau. Mặc dù tăng mạnh trong phiên sáng nhưng đến cuối phiên, giá lúa mì CBOT kỳ hạn tháng 9 đã quay đầu giảm nhẹ khi đối mặt với mức kháng cự mạnh tại 770.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica tăng cao do lo ngại rằng việc thiếu mưa ở Brazil sẽ hạn chế sản lượng cà phê. Somar Metorologia báo cáo hôm thứ Hai rằng không có mưa ở Minas Gerais trong tuần qua. Thời kỳ ra hoa quan trọng đối với cây cà phê Brazil bắt đầu vào tháng tới, và việc thiếu mưa có thể làm giảm sự ra hoa của cây cà phê và hạn chế hơn nữa năng suất cà phê. Somar nói rằng độ ẩm của đất có thể giảm hơn nữa so với mức vốn đã rất quan trọng vì lượng nước sẵn có trong đất ở Minas Gerais là dưới 10% khi mức tối thiểu cho sự phát triển của cây trồng là 60%.

KIM LOẠI
Các mặt hàng kim loại quý hôm thứ Hai nhìn chung đã ổn định hơn, trong đó vàng đạt mức cao nhất trong 1 tuần. Lợi suất trái phiếu toàn cầu giảm vào thứ Hai đã hỗ trợ cho giá vàng sau khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần. Tuy nhiên, Bạc chịu áp lực bán do báo cáo sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 7 của Trung Quốc yếu hơn dự kiến, dấy lên lo ngại về nhu cầu kim loại công nghiệp khiến mặt hàng này tăng không đáng kể.
Trong khi đó, việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanh của Mỹ vẫn đang chờ được thông qua. Với gói kích thích 1,000 tỷ USD tập trung vào nâng cấp giao thông và nhà cửa có thể thúc đẩy nhu cầu đồng của Mỹ lên thêm 3%, tương đương 80,000 tấn mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Vì thế, thị trường đang rất chờ đợi việc bỏ phiếu sắp tới ở Hạ Viện khiến lực bán tạm thời đang chiếm ưu thế.

NĂNG LƯỢNG
Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp với các thông tin tiêu cực đến từ kinh tế Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 1.68% xuống 67.29 USD/thùng, giá Brent giảm 1.53% xuống 69.51 USD/thùng.
Các thông tin về kinh tế Trung Quốc hiện đang dẫn dắt thị trường dầu. Doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng 7 thấp hơn kỳ vọng gợi ý tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang giảm tốc cả về mặt sản xuất và tiêu thụ trước những thay đổi trong chính sách kinh tế của chính quyền Trung Quốc. Thông lượng dầu thô giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020 khi hạn ngạch xuất khẩu giảm cũng tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư.
Mặt khác, trong Báo cáo Năng suất khoan (Drilling productivity report) ngày hôm qua, EIA dự báo sản lượng dầu đá phiến sẽ tiếp tục tăng và đạt mức cao kỷ lục 8.1 triệu thùng/ngày – cao nhất kể từ tháng 5/2020 – trong tháng 9 sắp tới. Theo báo cáo của Baker Hughes, số lượng giàn khoan đã liên tục tăng trong các tuần gần đây khi các nhà sản xuất tranh thủ mức giá cao.
Giá khí tự nhiên tăng trở lại 2.2% lên 3.946 USD/thùng sau dự báo của EIA về xuất khẩu gia tăng mạnh trong thời gian tới.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)