Bộ trưởng ngành công nghiệp Trung Quốc cho biết, đất hiếm của Trung Quốc bị định giá thấp do sự cạnh tranh gay gắt và đối mặt với việc sử dụng tài nguyên thấp, dẫn đến cuộc chạy đua xuống đáy.

Đất hiếm là nguyên tố gồm 17 loại khoáng sản được sử dụng trong thiết bị quân sự, thiết bị điện tử tiêu dùng và xe điện.

Các mối đe dọa từ Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới  nhằm hạn chế xuất khẩu vật liệu này sang Mỹ đã khiến Washington phải tranh giành nguồn cung thay thế.
Trong tháng 1/2021, MIIT đã đề xuất thắt chặt quy định đối với chuỗi ngành công nghiệp đất hiếm, bao gồm quy định các nhà xuất nhập khẩu phải tuân thủ luật kiểm soát xuất khẩu và ngoại thương.
"Chính phủ nên đóng một vai trò trong việc duy trì trật tự thị trường, nới lỏng những gì có thể nới lỏng và kiểm soát những gì cần được kiểm soát", Xiao nói.
Bộ trưởng cho biết một số nhà sản xuất đã sản xuất quá nhiều đất hiếm, gây ra các vấn đề về môi trường và dẫn đến tỷ lệ sử dụng tài nguyên thấp.
Trong khi đó, ngành công nghiệp cũng đang thiếu các sản phẩm đất hiếm ở mức độ cao, điều này đang chống lại sự đổi mới và tiến bộ của công nghệ.
Hạn ngạch khai thác đất hiếm của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021 được đặt ở mức 84.000 tấn, tăng 27% so với một năm trước đó.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới, đã khiến Mỹ ra lệnh xem xét lại chuỗi cung ứng khoáng sản của mình.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc đến Mỹ đạt 585 tấn trong tháng 12/2020, cao nhất kể từ năm 2016. Tổng xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc năm 2020 thấp nhất kể từ năm 2015 trong bối cảnh nhu cầu ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nguồn: VITIC/Reuters