Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 01/2025 JRUc6 trên sàn giao dịch Osaka (OSE) mở cửa tăng 5,8 JPY, tương đương 1,79% chốt ở 329 JPY (2,21 USD)/kg. Hợp đồng này đạt mức cao nhất trong ngày ở 329,9 JPY, đây cũng là mức cao nhất kể từ ngày 4/7. Tính chung cả tuần, giá tăng 2,17% và đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/6.
Hợp đồng cao su giao kỳ hạn tháng 1/2025 SNRv1 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 220 CNY, tương đương 1,38% chốt ở 16.145 CNY (2.249,77 USD)/tấn.
Đồng USD dao động gần mức cao nhất hai tuần so với đồng JPY, giao dịch ở mức 149,11 JPY đổi 1 USD, do dữ liệu kinh tế lạc quan của Mỹ. Đồng Yên suy yếu khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này trở nên phải chăng hơn với các khách hàng nước ngoài.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9/2024 STFc1 trên sàn SICOM Singapore giao dịch ở 173,2 US cent/kg, tăng 0,1%.
Số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy sản lượng cao su của nhà máy Trung Quốc giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 7/2024, chỉ ra sự phục hồi tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà, mặc dù lĩnh vực tiêu dùng bị ảnh hưởng đã phục hồi nhẹ khi các biện pháp kích thích nhằm vào hộ gia đình có hiệu lực.
Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo mưa lớn ở thượng nguồn Thái Lan từ ngày 15-21/8, có thể gây lũ quét ở một số khu vực.
Điều kiện thời tiết bất lợi đã dẫn đến sản lượng cao su thiên nhiên Ấn Độ sụt giảm và nguồn cung trong nước thiếu hụt. Các vùng trồng cao su truyền thống, đặc biệt là Kerala, đóng góp phần lớn vào sản lượng cao su thiên nhiên của cả nước.
Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) vừa điều chỉnh tăng dự báo nhu cầu cao su toàn cầu lên mức 15,74 triệu tấn; đồng thời, điều chỉnh giảm dự báo nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu cho cả năm nay xuống còn 14,50 triệu tấn. Điều này khiến thị trường toàn cầu sẽ thiếu hụt tới 1,24 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm nay.
Điều kiện khí hậu kém thuận lợi trong giai đoạn pha El Nino chuyển sang pha La Nina cùng với bệnh rụng lá đang tác động tiêu cực đến nguồn cung cao su toàn cầu. ANRPC cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028 với mức thiếu hụt rơi vào khoảng 600 - 800.000 tấn/năm.
Cao su tự nhiên thường chịu sự điều chỉnh của giá dầu khi cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô. Đầu phiên giao dịch, giá dầu giảm nhẹ, nhưng dự kiến sẽ tăng hàng tuần sau khi dữ liệu kinh tế lạc quan của Mỹ làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về khả năng xảy ra suy thoái ở quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters