Tại thị trường London: Trong tháng vừa qua, giá đường trắng cao nhất lên ở 375,3 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày 01/10 và chốt mức thấp nhất ở 349,8 USD/tấn tại phiên 14/9. Sau khi tăng 3,4 USD so với phiên hôm qua (tương đương 0,9%), hôm nay giá đường trắng chốt tại 375,3 USD/tấn.
Tại thị trường New York: Giá cao nhất chốt tại phiên hôm nay 01/10 ở 13,07 US cent/lb và giá thấp nhất ở 11,76 phiên 14/9. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 0,09 US cent hay 0,7% lên 13,51 US cent/lb. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 hết hạn trong phiên này ở mức 13,07 US cent/lb.

Diễn biến giá đường trắng (USD/tấn)

Giá 1 tháng trước

(01/9)

Giá mới nhất

(01/10)

Tăng/giảm trong tháng qua (%)

Giá thấp nhất

Giá cao nhất

362,5

375,3

0,04

349,8

375,3

Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua

Diễn biến giá đường thô (US cent/lb)

Giá 1 tháng trước

(01/9)

Giá mới nhất

(01/10)

Tăng/giảm trong tháng qua (%)

Giá thấp nhất

Giá cao nhất

12,6

13,07

0,04

11,76

13,07

Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua

Các chuyên gia khí tượng cho biết, hiện tượng La Nina tại khu vực Nam Mỹ có thể khiến Brazil trải qua mùa khô quá mức, ảnh hưởng cây mía. Tình hình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá đường thô, bất chấp việc đồng real Brazil liên tiếp mất giá so với USD trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, giá đường trắng được cho là sẽ chịu áp lực trong trung hạn, khi hãng IHS Markit trong thông cáo hồi đầu tuần dự đoán giá đường sẽ khó tăng mạnh trong năm nay, do sản lượng mía đường sẽ phục hồi mạnh tại Ấn Độ. Đây sẽ là đối trọng chính khiến giá đường khó có thể duy trì đà tăng mạnh trong trung hạn, theo MXV.
ISO điều chỉnh tăng ước tính về sản lượng đường thế giới niên vụ 2019/20 lên 169,579 triệu tấn, cao hơn 2,781 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 5, nhưng giảm 4,457 triệu tấn (2,5%) so với niên vụ trước.
Trong một lưu ý của Ngân hàng Rabobank, năm nay việc phân phối hàng diễn ra sôi động do sản lượng đường tại Thái Lan sụt giảm, khiến các nhà kinh doanh từng mua đường của nước này phải tìm kiếm nguồn hàng ở nơi khác.
Nguồn cung đường thế giới niên vụ 2019/20 được bổ sung thêm 2,997 triệu tấn từ Brazil, dẫn tới cung đường vụ này tăng tổng cộng 8,364 triệu tấn so với niên vụ trước. Sự thay đổi này đã khiến cho mức thiếu hụt đường toàn cầu trở thành gần như số 0. Sự thay đổi về nguồn cung đường toàn cầu chủ yếu xuất phát từ sự ‘linh hoạt’ giữa sản xuất đường và ethanol của Brazil, và triển vọng sản lượng của một nước sản xuất đường lớn khác là Ấn Độ.
Trong niên vụ 2020/21, sản lượng đường của Brazil và Ấn Độ dự báo sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm.
Tuy nhiên, theo hãng tư vấn Archer Consulting, tình hình thời tiết khô hạn đã gây ra hỏa hoạn tại một số vùng trồng mía lớn của Brazil, khiến dự báo sản lượng đường niên vụ 2020/21 của Brazil sẽ giảm khoảng 2,8 triệu tấn.
Hãng Maxar cũng xác nhận, các vùng trồng mía của Brazil chỉ nhận được 5 – 25% lượng mưa bình quân trong vài tháng qua, khiến rất nhiều cánh đồng mía khô cằn và đe dọa năng suất sụt giảm mạnh.

Nguồn: VITIC/Reuters