Đóng cửa phiên 05/8, giá đường thô sụt giảm dù trước đó đã tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng vào đầu phiên giao dịch, xuống ở 12,54 US cent/lb (-1,9%). Giá đường trắng cùng kỳ hạn xuống mức 369,2 USD/tấn (-1,4%).

Diễn biến giá đường trắng (USD/tấn)

Giá 1 tháng trước

(06/7)

Giá 1 tuần trước

(30/7)

Giá mới nhất

(06/8)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

348,3

368,2

369,2

+0,27

+6

Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua

Diễn biến giá đường thô (US cent/lb)

Giá 1 tháng trước

(06/7)

Giá 1 tuần trước

(30/7)

Giá mới nhất

(06/8)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

11,93

12,11

12,54

+3,55

+5,11

Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua

Giá dầu tăng lên mức cao nhất 5 tháng do lượng tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh và đồng USD yếu đi. Tuy nhiên, đồng real vững giá so với đồng USD khiến các nhà máy đường Brazil tăng cường bán ra trong phiên vừa qua.
Bên cạnh đó, thị trường đường còn được hưởng những thông tin tích cực về nhu cầu và triển vọng không chắc chắn về nguồn cung của Ấn Độ, Thái Lan và Châu Âu trong thời gian tới. Mưa nhiều ở Thái Lan trong tuần này có thể làm giảm lo ngại về nguy cơ giảm sản lượng đường.
Xuất khẩu đường Brazil tháng 7/2020 đã tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng tăng và nhu cầu từ bên ngoài mạnh. Trung Quốc mua đường nhiều hơn dự kiến dù các dự báo cho rằng thị trường đường sẽ dư cung trong năm 2020/21. Nhu cầu đường từ Indonesia và Pakistan cũng cao hơn.
Niên vụ 2020/21, dự báo Liên minh châu Âu (EU) sản xuất được 17,7 triệu tấn đường thô. Tuy nhiên, diện tích đất trồng củ cải đường có thể giảm còn 1,6 triệu ha, giảm 30.000 ha so với niên vụ 2019/20 và 90.000 ha so với vụ 2018/19. Xuất khẩu đường tại EU trong niên vụ 2020/21 dự tính sẽ phục hồi từ 1,2 triệu tấn lên 1,5 triệu tấn so với niên vụ trước.

Nguồn: VITIC/Reuters