Dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 48,85 USD/thùng, giảm 31 cent hay 0,6% so với đóng cửa phiên trước. Điều này xảy ra sau khi hợp đồng này mở cửa trên 50 USD lần đầu tiên kể từ 25/5.
Dầu thô Brent đang giao dịch tại 51,48 USD/thùng, giảm 30 cent hay 0,6% so với phiên trước.
Trong phiên trước (ngày 1/8) giá dầu đã giảm khoảng 2% từ mức cao hai tháng do các nhà sản xuất dầu chủ chốt trên thế giới tiếp tục tăng cung cấp. Khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng của OPEC tăng trong tháng 7 bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng, điều đó đã thúc đẩy việc bán ra sau khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ tăng hơn 16% kể từ cuối tháng 6.
Viện Dầu mỏ Mỹ API cho biết cuối ngày 1/8 rằng tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,8 triệu thùng trong tuần trước (kết thúc vào 28/7) lên 488,8 triệu thùng, trái ngược với hy vọng rằng tồn kho giảm gần đây là một dấu hiệu thị trường Mỹ hạn hẹp.
Trong thị trường toàn cầu, giá bị sức ép giảm bởi một khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đạt mức cao nhất trong năm 2017 tại 33 triệu thùng/ngày, bất chấp cam kết hạn chế sản lượng của tổ chức này với một số nhà sản xuất ngoài OPEC gồm Nga.
Vì sản lượng toàn cầu đang tăng, nhà tư vấn năng lượng Douglas Westwood cho biết dư cung sẽ sớm trở lại và kéo dài trong nhiều năm.
Steve Robertson, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty Dịch vụ Giếng dầu Toàn cầu cho biết dư cung sẽ thực sự trở lại trong năm 2018. Điều này do việc khởi động một số mỏ bị xử phạt trước thời kỳ suy thoái. Ngoài ra sản lượng tăng thông qua sự gia tăng đầu tư và hoạt động trong dầu đá phiến.
Douglas Westwood cho biết họ dự kiến dư cung kéo dài ít nhất đến năm 2021.
Robertson cho biết “các yếu tố bên ngoài như việc gián đoạn tới nguồn cung từ sự kiện chính trị hay liên quan tới thời tiết có thể thay đổi sự cân bằng nhanh chóng”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet