Sự sụt giảm sẽ nhiều hơn nếu một số khách hàng lớn của PDVSA không mua dầu Venezuela thông qua các trung gian hay hàng hóa được vận chuyển rời khỏi một số cảng trên thế giới vì thế nguồn gốc xuất xứ bị phai mờ đi.
Về khách hàng, Rosneft của Nga là khách hàng và trung gian lớn nhất của dầu thô Venezuela, nhận 33,5% tổng lượng xuất khẩu, tiếp theo là tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và các đơn vị của họ với 11%, và công ty Cubametales của Cuba với 7%.
Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của dầu thô Venezuela trong năm 2019 do các lệnh trừng phạt đã lấy đi thị trường của PDVSA. Điều đó diễn ra bất chấp CNPC và các đơn vị của họ dừng nạp dầu thô tại các cảng của Venezuela trong nửa cuối năm.
Dữ liệu theo dõi tàu của Eikon cho thấy Venezueal đã gửi trung bình 319.507 thùng dầu thô mỗi ngày sang Trung Quốc bằng hàng hóa trên các tuyến đường trực tiếp cũng như trong các tàu được thuê bởi các trung gian, cuối cùng đã đến các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sau khi vận chuyển dầu ra khỏi các nước như Malaysia, .
Các lệnh trừng phạt của Mỹ với dầu thô của Venezuela và Iran, cùng với sản lượng giảm ảnh hưởng tới nguồn cung dầu thô nặng toàn cầu, góp phần thúc đẩy giá dầu tăng hơn 20% trong năm ngoái. Nhưng giá dự kiến biến động trong phạm vi hẹp năm nay do các nguồn cung cấp của Mỹ đã tăng lên.
Venezuela đã sản xuất 1,01 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ tháng 1 tới tháng 11/2019. Sự sụp giảm về sản lượng dưới thời Tổng thống Nicolas Maduro đã kéo quốc gia giàu có nhất của Mỹ Latinh rơi vào sụt giảm kinh tế.
Các nhà phân tích theo dõi Venezuela dự báo sản lượng dầu thô tiếp tục sụt giảm trong năm nay do các lệnh trừng phạt kết hợp với thiếu đầu tư và nhân viên. Công ty tình báo thị trường Kpler dự kiến sản lượng của Venezuela đạt trung bình 600.000 - 800.000 thùng/ngày trong năm 2020. Giới phân tích cho biết họ khó dự đoán xuất khẩu giảm bao nhiêu trong năm nay.
Francisco Monaldi tại trường đại học Rice người dự báo sản lượng sẽ giảm trong năm nay ít nhất với tốc độ tương tự như những năm trừng phạt trước đó cho biết Washington muốn thêm các lệnh trừng phạt nhưng các khách hàng của PDVSA đang tìm cách tiếp tục mua.
Mối quan hệ thương mại đóng băng với Mỹ cho phép Châu Á tăng cường vị thế của họ trong năm 2019 như đích đến chính của dầu thô PDVSA, với khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Nhật Bản và Singapore đang nhận dầu thô, đôi khi chỉ để pha trộn và chuyển giao.
Xuất khẩu dầu của Venezuela sang Châu Á đạt trung bình 647.000 thùng/ngày hay 65% tổng xuất khẩu trong năm 2019. Ấn Độ là khách hàng dầu thô lớn thứ 2 của Venezuela trong năm ngoái với 217.739 thùng/ngày. Công ty lọc dầu Reliance Industries đã dừng mua trực tiếp từ PDVSA trong quý 2/2019, nhưng khôi phục trong cuối năm 2019 sau khi đạt được thỏa thuận hoán đổi mới cho phép PDVSA nhận nhiên liệu để trao đổi.
Châu Âu là điểm đến thứ 3 đối với dầu Venezuela, cũng thông qua hoán đổi được cho phép theo các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nhà máy lọc dầu của Châu Âu, chủ yếu là Repsol của Tây Ban Nha đã nhận trung bình 118.980 thùng/ngày trong năm ngoái.
Cuba đứng thứ 4 với 70.359 thùng/ngày, với khối lượng thấp hơn trung bình trong nhiều năm gần đây, nhưng mối quan tâm cao là các quốc gia Caribbean khác đã dừng nhận dầu thô của Venezuela ngay cả trước khi các lệnh trừng phạt do sản lượng của PDVSA đang sụt giảm.
Cựu giám đốc điều hành của PDVSA và các nhà lãnh đạo công đoàn cho rằng sự sụt giảm trong sản xuất dầu là thiếu vốn và một cuộc di cư gần đây của khoảng 30.000 công nhân, khoảng một phần tư tổng số nhân viên được báo cáo trong năm 2016, năm ngoái công ty đã công bố báo cáo thường niên.
PDVSA và liên doanh của họ cũng vật lộn để xuất khẩu dầu trong các bể chứa trong bối cảnh danh mục đầu tư bị thu hẹp do các lệnh trừng phạt của Washington một năm trước để lật đổ Maduro.
Dự trữ lớn buộc công ty này phải cắt giảm sản lượng trong khi chuyển đổi các bộ nâng cấp dầu thành các trạm pha trộn được thiết kế để sản xuất các loại dầu theo yêu cầu cùa khách hàng Châu Á.
Venezuela, nơi có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới, đã nhập trung bình 155.674 thùng/ngày nhiên liệu và naphtha pha loãng trong năm 2019, phù hợp với những năm gần đây nhưng quá ít để bù đắp khoảng thiếu hụt do tinh chế của PDVSA rất thấp trong nước, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu động cơ trong năm nay.
 

Nguồn: VITIC/Reuters