Mặt khác, nhiều chính sách đang được phát triển nhằm làm giảm sự thất thoát nhiên liệu sinh học đế năm 2010 và cả những năm trước đó. Việc bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên đã tác động lên chế độ quản lý bảo vệ trên khắp châu Âu và cũng ảnh hưởng đến kinh tế rừng.

Một nghiên cứu gần đây được tiến hành tại Viện lâm nghiệp Châu Âu mang chủ đề “Những ảnh hưởng của việc bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên lên nguồn cung về gỗ tại Châu Âu” cho thấy sự hạn chế khai thác gỗ được áp đặt bởi sự bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên tại các cánh rừng Châu Âu đã ảnh hưởng đến khối lượng gỗ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong tổng diện tích rừng 166,3 triệu ha tại Châu Âu thì có khoảng 5.1-11.9 triệu ha được bảo vệ đa dạng sinh học và 17.3 triệu ha được bảo vệ cảnh quan tự nhiên. Kết quả là 11 đến 30 triệu m3 gỗ không được khai thác do việc bảo vệ đa dạng sinh học và gần 38 triệu m3 gỗ tròn trong 2 năm tại Đức và Italia cộng lại. 

Một số nghiên cứu nhằm mục đích ác định ảnh hưởng của việc bảo vệ đối với các chủ rừng và ngành gỗ. Ảnh hưởng về kinh tế dường như bị giới hạn do khối lượng các vụ mùa giảm được bù lại bởi giá gỗ tăng. Ngành gỗ là ngành bị ảnh hưởng lớn nhất mà ngành này chủ yếu dựa vào nguồn gỗ tròn và nguyên liệu thô.

Báo cáo được xem như một nguồn thông tin cho việc thảo luận xem liệu nên bảo vệ các cánh rừng tại Châu Âu nhằm bảo tồn đa dạng sinh học hay tăng thêm mùa vụ để lấy thêm gỗ cho sản xuất nhiên năng lượng sinh học. Công trình nghiên cứu này được Liên hiệp ngành giấy châu Âu cấp vốn và do Uỷ ban Châu Âu làm chủ dự án.

(VTIC)

 

Nguồn: Vinanet