Theo Wood Resource Quarterly (WRQ), giá mặt hàng gỗ xẻ mềm trên thị trường khu vực châu Âu tăng mạnh hơn  bất cứ khu vực nào khác trên thế giới trong vòng hai năm qua. Quí I/2008, giá gỗ xẻ mềm tại khu vực Trung và Đông Âu tăng mạnh, trong khi giá tại một số nước như Phần Lan, Thuỵ Điển và Baltic lại giảm so với quý trước đó. Giá mặt hàng này tai khu vực Bắc Âu trong mùa đông năm 2007 đã hạ nhiệt sau một thời gian dài tăng liên tục. Suốt hai năm qua, giá gỗ tròn tại khu vực châu Âu đã tăng từ 40-60% tính theo đồng USD do sự tác động của cả gái nhiên liệu tăng cao và tiền tệ trong khu vực tăng giá so với đồng đôla. Những nguyên nhân chính khiến cho giá tính bằng các loại tiền tệ trong khu vực tăng cao bao gồm cả việc lượng xuất khẩu của Nga giảm, chi phí nhiên liệu tăng và thị trường tiêu thụ gỗ trong những năm vừa qua tăng trưởng mạnh. Năm 2007, tổng sản lượng gỗ mềm của châu Âu tăng 9% so với năm 2006, những nước có sản lượng cao nhất bao gồm Đức, Cộng hoà Czech và Ba Lan. Giá gỗ xẻ tại các xưởng tại châu Âu thường cao nhất trên thế giới, trong khi giá gỗ trong các xưởng tại khu vực Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và châu Đại Dương vẫn luôn thấp nhất. Tính trong các nước châu Âu, giá gỗ tại các xưởng của Thuỵ Điển và BaLan thường rẻ nhất, trong khi giá gỗ tại các xưởng của Đức và Áo thường giữ mức cao nhất, hơn 40% so với mức trung bình trên thế giới.

Quý I/2008, theo WRQ, giá gỗ mềm xẻ trung bình trên thế giới lần đầu tiên giảm trong gần ba năm qua. Số liệu thống kê dựa trên giá gỗ giao tới các xưởng sản xuất tại 20 khu vực trọng điểm trên thế giới đã đạt đỉnh mức vào quý 4/2007 với mức giá là 91,85 USD/m3, nhưng lại giảm nhẹ vào quí I năm nay do giá gỗ tại khu vực Bắc Mỹ và Bắc Âu giảm. Giá gỗ xẻ trung bình trên thế giới trong 13 năm qua dao động từ 55 USD/m3 đến 75 USD/m3. Tuy nhiên, từ năm 2006 khoảng cách dao động này đã tăng lên tưói 73 USD/m3 – 92 USD/m3 chỉ trong vòng 2 năm.

Chênh lệch giá cả giữa những khu vực giá cao và giá thấp là khá lớn. Trước đây, đã từng có dự báo khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại, đồng quy về mức giá trung bình trên thế giới. Tuy nhiên, với xu hướng trong những năm gần đây lại khiến cho dự báo này chưa được chính xác. Giữa những năm 1990, khoảng cách giữa khu vực có mức giá thấp nhất là Mỹ Latinh với khu vực có mức giá cao nhất là Trung Âu vào khoảng 75 USD/m3. Năm 2000, khoảng cách này được thu hẹp lại còn 45 USD/m3. Tuy nhiên, sau 8 năm khoảng cách ngày càng giãn ra và đến quý I năm 2008, sự chênh lệch này lại đạt mức cao kỷ lục, 88 USD/m3. Tuy nhiên, nhiều khả năng cho thấy, khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại sau 12 tháng nữa.

(VTIC)

 

Nguồn: Vinanet