Châu Á tiêu thụ 2/3 nhu cầu LNG thế giới, và luôn phải trả giá LNG cao hơn nhiều so với các đối tác châu Âu và Mỹ. Càng ngày châu Á càng mua nhiều khí từ các nguồn ngoài khu vực.
Tại Hội thảo Dầu Khí châu Á, ông Andrew Swiger, chủ tịch công ty ExxonMobil's cho biết “vì khí tự nhiên hoá lỏng đã trở nên có thể dễ dàng thay thế hơn, dự báo mức chênh lệch giá giữa các khu vực sẽ giảm dần theo thời gian”.
Khu vực Đại tây dương năm ngoái đã cung cấp 7,7 triệu tấn khí cho châu Á, so với mức số 0 của 8 năm trước đó.
Tuy nhiên, châu Á sẽ đặt ra một vấn đề lớn cho thị trường khí hoá lỏng toàn cầu, bơỉ các khách hàng khu vực này thường tìm kiếm hợp đồng kỳ hạn dài tới 20 năm để đảm bảo nguồn cung dài hạn, và người bán – vì đã cam kết dành hầu hết công suất của mình cho hợp đồng - sẽ khó khăn trong việc đáp ứng những hợp đồng giao ngay.
  Đầu năm nay, khách hàng Nhật Bản dã đặt ra mức giá tham khảo mới cho thị trường khí châu Á khi đồng ý trả 16 USD/mmBtu khí, cho hợp đồng mua LNG của Indonexia, trong thời hạn 10 năm, khi giá dầu mỏ lên tới mức 100 USD/thùng.
Và khi giá dầu mỏ tăng tới gần 140 USD/thùng trong tuần qua, nhiều khách hàng châu Á đã tiến hành thương lượng với các nhà cung cấp để xem xét lại mức giá khí cũ, rẻ hơn rất nhiều mức giá đó.
Giá tăng đã gây ra tình trạng căng thẳng giữa người mua và người bán, vì vấn đề giá cả liên quan tới giá dầu thô. Trong khi người tiêu dùng lý luận rằng LNG không phải là thứ thay thế dầu và không liên quan tới các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ hay các nhiên liệu khác, thì người sản xuất viện lý lẽ rằng giá khí cũng phản ánh chi phí đầu tư tăng.
Ông Swiger của hãng ExxonMobil's cho rằng “giá trên thị trường ngày càng liên quan tới hoạt động của các quỹ đầu cơ. Có thể kỷ nguyên giá khí rẻ sắp kết thúc”.
 
 
 

Nguồn: Vinanet