*Muối:

Theo báo cáo của Cục chế biến, các tỉnh miền Bắc bắt đầu vào vụ sản xuất, các tỉnh Nam Bộ đang vụ thu hoạch. Tính tới ngày 20/4/2008, sản lượng muối của cả nước đạt 140.000 tấn, luỹ kế từ đầu vụ đến nay đạt khoảng 342.000 tấn (đạt 31% kế hoạch của cả năm và tăng 171% so với cùng kỳ năm ngoái).

Ở phía Bắc do bắt đầu vào vụ thu hoạch và có nguồn muối từ miền Trung chuyển ra (khoảng 12.000 tấn) nên giá thu mua muối giảm từ 100-200 đ/kg so với tháng trước, phổ biến ở mức 900-1000 đ/kg.

Ở Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 hoạt động sản xuất muối bị trì trệ. Giá muối tại Ninh Thuận khoảng 800-900 đ/kg giá muối CN là 900-950 đ/kg, giảm 100-300đ/kg so với tháng 3/2008.

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, giá muối vẫn ổn định so với tháng trước. Tại Bạc Liêu, giá muối đen từ 600-900 đ/kg, muối trắng khoảng 1000-1100 đ/kg.

Dự báo tháng 5, giá muối tại phía Bắc sẽ giảm dần do vào chính vụ, giá bán tại các tỉnh phía Namcũng sẽ ổn định.

*Phân bón urê:

Giá dầu thô tăng mạnh, đặc biệt việc Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu phân bón từ mức 30-35% lên 100-135% (thực hiện từ 20/4/2008 đến 30/9/2008), nguồn cung giảm do Trung Quốc không giao dịch trên thị trường phân bón trong 15 ngày đầu tháng) đã tác động mạnh đến giá phân bón trên tất cả các thị trường giao dịch với mức tăng trong 24 ngày đầu tháng 4 là 102-145 USD/tấn, riêng Trung Quốc tăng 160-181 USD/tấn. Ngày 24/4, giá chào phân urê tại Yuzhnyy khoảng 545 USD/tấn FOB, tại Baltic khoảng 521,75 USD/tấn FOB, tại Trung Đông khoảng 506,25 USD/tấn FOB, tại Trung Quốc theo chính ngạch khoảng 606,25 ÚD/tấn FOB. Dự báo, giá phân urê sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.

Tuy nhiên diễn biến về giá này không tác động nhiều lắm đến giá phân bón trong nước do nhu cầu tiêu thụ phân bón chưa tăng và nguồn cung trong nước đáp ứng đủ sản xuất. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, vụ Hè Thu cần khoảng 400 ngàn tấn (miền Bắc 30 ngàn tấn. Trong đó, tồn kho đến ngày 11/4/2008 là 213 ngàn tấn (Phú Mỹ tồn 108.000 tấn, Hà Bắc tồn 5.000 tấn, các doanh nghiệp khác tồn 100.000 tấn), sản xuất tháng 4+5+6 là 177 ngàn tấn (Phú Mỹ trong tháng 5 và 6 đạt 132.000 tấn, Hà Bắc trong tháng 4,5,6 đạt 45.000 tấn) và nhập khẩu trong tháng 4+5+6 là 150 ngàn tấn.

Để khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón khi giá phân bón thế giới tăng mạnh, đồng thời để phù hợp với giá thị trường, chống đầu cơ, nhà máy đạm Phú Mỹ sau khi điều chỉnh giảm giá phân urê tới người sản xuất từ 7.400 đ/kg xuống còn 7.100 đ/kg (ngày 2/4), điều chỉnh tăng lên 7.500 đ/kg (20/4) và lên 8.000 đ/kg (ngày 214).

Dự báo trong tháng 5 và quý II/2008, tuy nguồn cung phân bón sẽ đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vụ Hè Thu nhưng do giá phân urê thế giới tăng mạnh nên phân urê trong thời gian tới vẫn sẽ tăng nhẹ.

*Thép:

Giá bán phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam giao động ở mức 910-930 USD/tấn CFR, tăng khoảng 30 USD/tấn,  so với tháng 3. Giá thép phế liệu loại HMS 1/2 (80/20)  giao hàng container khoảng từ 630-640 USD/tấn CFR, tăng 60-70 USD/tấn. Hiện, giá phôi thép đã có dấu hiệu chững lại và đứng ở mức cao sau khi liên tục tăng mạnh từ đầu năm đến nay.

Ở trong nước, nguồn cung nhìn chung đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Lượng thép sản xuất tháng 4 ước khoảng 320-340 nghìn tấn, giảm 9-14 so với tháng trước. Giá bán thép tại các nhà máy trong tháng khá ổn định. Giá thép tròn đốt từ 14.500 đến 15.550 đ/kg, thép cuộn phi 6 từ 14.600-15.950 đ/kg (chưa gồm VAT).

Giá bán lẻ thép trên thị trường đã bắt đầu chững lại và giảm tại nhiều nơi với mức giảm từ 200-500 đ/kg. Hiện , giá thép xây dựng tại các tỉnh có mức giá phổ biến khoảng 16.800-18.000 đ/kg. Dự báo giá thép sẽ tiếp tục ổn định trong thời gian tới.

*Xi măng

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sản xuất xi măng tháng 4/2008 ước khoảng 3,52 triệu tấn (Tổng công ty Xi măng là 1.450 triệu tấn), lượng tiêu thụ đạt khoảng 3,43 triệu tấn. Tính cả 4 tháng dadàu năm, lượng xi măng sản xuất được khoảng 12,27 triệu tấn và lượng tiêu thụ khoảng 12,12 triệu tấn, lượng clinker nhập khẩu đạt khoảng 1,25 triệu tấn. Tồn kho đến cuối tháng 4/2008 còn 280.000 tấn xi măng và 800.000 tấn clinker.

Nhìn chung nguồn cung xi măng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Do đó, giá bán xi măng tại các nhà máy ổn định. Nhưng giá bán lẻ trên thị trường lại tăng 5000-11.000 đ/bao (50 kg) ở một số tỉnh phía Nam. Xi măng PC40 có giá khoảng 885.000-920.000 đ/tấn phía Bắc và khoảng 1.100.00-1.140.000 đ/tấn ở phía Nam.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc bình ổn giá, Bộ Xây dựng đã có công văn số 679/BXD-VLXD ngày 11/4/2008 chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất xi măng đẩy mạnh sản xuất, vận chuyển xi măng và clinker vào phía Nam, khong dừng sửa chữa lò vào tháng 4 và 5/2008, thực hiện các biện pháp để giảm giá thành, làm tốt khâu phân phối... Dự báo, giá bán xi măng trên thị trường tháng 5/2008 tương đối ổn định. Ước tiêu thụ xi măng quý II/2008 sẽ đạt khoảng 11-11,5 triệu tấn.

*Giấy và bột giấy

Giá bột giấy vẫn giữ ở mức cao trên các thị trường lớn. Giá bột giấy gỗ mềm tẩy trắng sợi dài (NBSK) tại Châu Âu hiện là 891,89 USD/tấn, tăng 20,73 USD/tấn so với đầu năm. Giá bột gỗ cứng tẩy trắng (BHKP) là 823,27 USD/tấn, tăng 23,27 USD/tấn so với tháng trước và tăng 45,26 USD/tấn so với đầu năm.

Ảnh hưởng từ việc giá bột giấy nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, giá giấy bao bì trong nước cũng bắt dadàu tăng từ ngày 1/4/2008. Giá giấy in báo của công ty cổ phần giấy Tân Mai định lượng 58 g/m2 tại kho (chưa có VAT) đã tăng lên 15.700.000 đ/tấn so với giá 15.038.000 đ/tấn của tháng 3.

Ước sản xuất giấy tháng 4/2008 khoảng 108.000 tấn, trong đó giấy in báo là 5.000 tấn, giấy viét là 23.000 tấn, nâng sản lượng sản xuất giấy 4 tháng đầu năm lên 396.000 tấn. Nhập khẩu bột giấy, bột gỗ cứng và gỗ mềm trong tháng 4 ước khoảng 12.000 tấn, luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 4 là 35.000 tấn.

Dự báo, giá giấy các loại sẽ tăng trong thời gian tới do chi phí đầu vào tăng cao.

(VTIC)

 

Nguồn: Vinanet