Trong bối cảnh nhu cầu lương thực thế giới gia tăng nhanh chóng mà khả năng tăng nhanh nguồn cung bị nhiều yếu tố chi phối, toàn thế giới cần phải nỗ lực cải cách cơ cấu nông nghiệp để nâng cao sản lượng.
Mặc dù thời gian gần đây giá một số loại lương thực như gạo đã giảm, nhưng nguy cơ về một cuộc khủng hoảng lương thực vẫn tồn tại và sẽ đẩy giá lương thực tăng lên. Hơn nữa, châu Á còn cần phải cải cách cơ cấu cho phù hợp với môi trường trong đó các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt.
Cuộc khủng hoảng lương thực hồi đầu năm nay đã đẩy giá gạo trên thị trường thế giới từ mức trung bình 400 USD/tấn lên 1.200 USD/tấn vào tháng 5 và giảm xuống còn 730 USD/tấn trong tuần vừa qua.
Các tổ chức quốc tế khuyên các chính phủ ở châu Á chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực công có khả năng hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin thị trường giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Nguồn: Vinanet