Theo đề xuất trên của Greenpeace, các nước giàu sẽ cung cấp tài chính để những nước nghèo hơn có điều kiện bảo vệ các khu rừng tự nhiên của mình, thay cho việc đốn cây lấy đất canh tác.
Theo ông Roman Czebiniac (thuộc tổ chức Greenpeace), quỹ này sẽ cần 20-27 tỷ euro (31-47 tỷ USD) mỗi năm để kiềm chế tốc độ phá rừng đang lan nhanh. Nạn phá rừng đang "đóng góp" 20% vào hiệu ứng nhà kính -nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên trên toàn cầu.
Đề xuất trên, có tiêu đề "Rừng trong kế hoạch khí hậu", được Greenpeace nêu ra trong kế hoạch chi tiết về đấu tranh chống nạn phá rừng tại các cuộc đàm phán để tiến tới một thỏa thuận liên quan đến hiện tượng thay đổi khí hậu giai đoạn sau năm 2012, sẽ kế tiếp nghị định thư Kyoto.
Marcelo Marquesini (một chuyên gia thuộc chi nhánh của Greenpeace ở Braxin) khẳng định quỹ quốc tế này sẽ tạo điều kiện để các quốc gia bảo tồn các khu rừng nhiệt đới. Hiện 17% các khu rừng này đã bị "biến mất" để phục vụ mục đích nông nghiệp.
Greenpeace kêu gọi Đức, với vai trò là nước chủ nhà tổ chức hội nghị đa dạng sinh học, sẽ nêu gương và đóng góp 2 triệu euro (3 triệu USD) vào quỹ này trong năm nay. Tuy nhiên, Bộ trưởng Phát triển Đức Sigmar Gabriel đã bác bỏ đề xuất trên vì cho là "không thực tế".
Hội nghị về đa dạng sinh học đang diễn ra ở Bonn là hội nghi lần thứ 9 của các quốc gia tham gia ký kết Công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học năm 1992. Mục đích của hội nghị lần này là chấm dứt tình trạng hủy diệt các loài sinh vật và thực vật.
Vietstock

Nguồn: Internet