Là một thị trường có kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt khá cao, nhưng Việt Nam cũng nhập không ít gỗ nguyên liệu và sản phẩm. Theo TCHQ, 10 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã nhập 1,1 tỷ USD mặt hàng này, tăng 19,15% so với cùng kỳ năm 2010.Tính riêng tháng 10, Việt Nam đã nhập 120,2 triệu USD gỗ và sản phẩm tăng 5,46% so với tháng trước đó nhưng giảm 84,81% so với tháng 10/2010.

Trung Quốc – thị trường chiếm 13,1% tỷ trọng nhập khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm, tương đương với 145,2 triệu USD, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2010. Tính riêng tháng 10, Việt Nam đã nhập khẩu 16,3 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này, tăng 7,9% so với tháng liền kề trước đó và tăng 22,92% so với tháng 10/2010.

Chủng loại nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc trong tháng gồm: bộ bàn trà bằng gỗ, bàn họp, gỗ xẻ, ván ép… tại các cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh), Cảng Hải Phòng, Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)…

Tham khảo một số chủng loại gỗ và sản phẩm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 10/2011

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá (USD)

Cảng, cửa khẩu

Bộ bàn trà bằng gỗ tạp gồm: 1 ghế tựa dài, 2 ghế tựa đơn,1bàn kích th­ớc: dài(1,2-1,5)m x rộng(0,58-0,7)m x cao0,5m, hiệu chữ Trung Quốc.

bộ

45

Cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh)

Bộ bàn ăn bằng gỗ tạp gồm: 01 bàn mặt đá + kính, kích th­ớc (0,9x1,5)m + 6 ghế tựa đơn, không hiệu

bộ

48

Cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh)

Bàn họp loại cao cấp bằng gỗ MDF mã A01(1800*400*760) mm, hiệu HAOSEN, hàng mới

cái

61

Cảng Hải Phòng

Tủ đứng 2 buồng chất liệu gỗ công nghiệp MDF , mã 801 qui cách (mm)2200 x 500x 1800- hàng không nhãn hiệu hàng mới 100%

cái

120

Cảng Hải Phòng

Bàn làm việc bằng bột gỗ ép ( có hộc treo), kích th­ớc : dài (2,2-2,4)m x rộng (1,0-1,2)m x cao 1,0m, hiệu chữ Trung Quốc.

cái

145

Cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh)

Gi­ờng đôi bằng bột gỗ ép rộng (1.5 - 1.8)m, dài (2.0 - 2.2) m. Hiệu chữ Trung Quốc

cái

180

Cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh)

Gỗ xẽ (gỗ bạch d­ơng)- Tên KH: Liridendron Tulipifera

m3

266,60

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Ván ép - PLYWOOD 1220mm * 2135mm * 21mm

m3

365

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập trong tháng là 13,7 triệu USD, tăng 2,41% so với tháng 9, nhưng giảm 2,48% so với tháng 10/2010. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10 Việt Nam đã nhập khẩu 122,2 triệu USD gỗ và sản phẩm từ thị trường Hoa Kỳ, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 10 tháng đầu năm 2011, nhập khẩu gỗ và sản phẩm giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường. Đáng chú ý, nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ thị trường Anh có kim ngạch tăng trưởng cao hơn cả so với các thị trường, tăng 1192,36%, tương đương với 10,2 triệu USD.

Sự gia tăng ồ ạt của các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng đã tạo ra sự khan hiếm nguyên liệu.

Mới đây đã diễn ra Hội thảo “Phát triển bền vững rừng nguyên liệu gỗ keo xẻ Bắc Trung bộ” tại thành phố Huế do Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.

Tham dự có đại diện Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên; các sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, chi cục Kiểm lâm, Hiệp hội chế biến gỗ, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo, các địa phương đã tập trung thảo luận, tìm các giải pháp thích hợp để người dân và doanh nghiệp các tỉnh Bắc miền Trung tham gia thúc đẩy trồng keo, giữ cây keo lớn tuổi để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ xuất khẩu đang ngày càng phát triển; cũng như tạo việc làm với thu nhập cao, ổn định cho người lao động trồng và chăm sóc rừng.

Hiện nay, để có nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ keo xẻ thì phải mất thời gian lâu hơn; vì vậy, các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các hộ trồng cây keo, giúp hộ dân trồng rừng có những điều kiện giữ rừng keo trồng với thời gian lâu hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, các doanh nghịêp chế biến gỗ xuất khẩu có sự đầu tư mở rộng năng lực chế biến và xuất khẩu gỗ với giá trị lớn hơn. Chính quyền các địa phương cần tích cực tạo mọi điều kiện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu gỗ keo từ rừng trồng.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam , mỗi năm nước ta phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu theo nhu cầu với lượng ngoại tệ gần 1 tỉ USD. Tuy tiềm năng rừng trồng của các địa phương Bắc Trung bộ rất lớn, nhưng gỗ từ các khu rừng trồng chưa đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Trong đó, nhiều địa phương chỉ chú trọng khai thác gỗ rừng trồng chế biến thành dăm gỗ (nguyên liệu giấy) xuất khẩu.

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10, 10 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Thị trường

KNNK T10/2011

KNNK 10T/2011

KNNK 10T/2010

% tăng giảm KN so T9/2011

% tăng giảm KN so T10/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng KN

120.219.346

1.105.177.876

927.575.791

5,46

-84,81

19,15

Trung Quốc

16.373.835

145.230.555

135.992.008

7,91

22,92

6,79

Hoa Kỳ

13.728.971

122.251.279

121.484.340

11,89

-9,01

0,63

Malaixia

7.684.098

77.127.510

96.558.465

2,41

-2,48

-20,12

Thái Lan

8.509.035

76.568.850

73.162.542

-11,24

44,88

4,66

NiuZilân

6.683.653

56.765.496

63.547.245

-4,17

-13,46

-10,67

Cămpuchia

4.342.378

35.194.485

35.340.380

24,18

29,88

-0,41

Braxin

3.534.258

24.526.529

27.228.632

34,79

-19,76

-9,92

Chile

3.038.862

19.910.761

15.232.386

10,86

28,96

30,71

Indonesia

2.719.002

19.104.130

15.949.768

98,30

89,80

19,78

Achentina

1.889.908

15.477.410

2.723.897

356,43

182,82

468,21

Anh

94.252

10.208.032

789.873

139,91

59,55

1,192,36

Phần Lan

509.984

10.125.284

11.215.532

27,07

-63,92

-9,72

Đức

877.506

8.423.312

9.332.614

-9,37

-29,35

-9,74

Hàn Quốc

240.937

7.242.282

4.406.313

-56,76

-42,31

64,36

Thuỵ Điển

405.545

6.113.841

6.205.006

-0,68

-47,14

-1,47

Đài Loan

678.367

5.668.809

6.475.505

119,21

28,25

-12,46

Canada

330.266

4.646.527

6.419.397

50,42

-49,64

-27,62

Nhật Bản

670.894

4.641.012

3.851.158

64,29

290,05

20,51

Pháp

202.069

4.617.222

4.629.481

-51,75

-38,02

-0,26

Italia

425.887

4.463.756

4.825.371

-7,87

-96,17

-7,49

Oxtrâylia

325.736

2.753.633

10.004.888

-22,85

-63,25

-72,48

Nga

176.647

1.259.542

1.417.017

33,19

-32,85

-11,11

Nam Phi

70.192

1.190.302

1.796.717

-46,26

-71,67

-33,75

Nguồn: Vinanet