Yếu tố quan trọng nhất là cấu trúc xây dựng đã thúc đẩy mở cửa thị trường sản phẩm nội thất, dựa trên tỷ lệ giữa nhập khẩu và tiêu thụ loại sản phẩm này. Sự tiến triển này là đặc biệt quan trọng với nước Mỹ, nơi đã bị thiếu hụt khoảng 22 tỉ USD sản phẩm nội thất trong năm 2006, và là một bước thúc đẩy quan trọng tới thị trường đồ nội thất trên thế giới.

Tỷ lệ lượng nhập khẩu trên tiêu thụ tăng nhanh trong năm 2001 đạt 25% và đạt 30% kể từ năm 2005. Tỷ lệ này vẫn chững lại cho tới nay. Theo như dự đoán của trung tâm CSIL trong vài năm tới tỷ lệ này vẫn giữ ở mức khoảng 30%.

Việc mở cửa thị rtường đồ nội thất trong mười năm trước, khiến thương mại đồ nội thất quốc tế phát triển nhanh hơn và ngày càng phát triển hơn.

Mua bán đồ nội thất trên thế giới ước tăng 7% trong năm 2007 và được mong đợi tiếp tục tăng 5% trong năm 2008. Ước tính giao dịch nội thất trên thế giới thu về khoảng 97 tỷ USD trong năm 2007 và sẽ đạt 102 tỷ USD trong năm 2008.

Một tỷ lệ tương đối lớn của giao dịch nội thất quốc tế đang diễn ra trong các khu vực kinh tế thế giới được phân ra như sau:

+Trong khu vực liên minh châu Âu (15), Nauy và Thuỵ Điển khoảng 57% mua bán đồ nội thất là ngoài khu vực.

+Trong khu vực NASTA (Mỹ, Canada và Mêxicô) khoảng 33% mua bán đồ nội thất là giao thương ngoài khu vực.

+Khu vực các quốc gia châu Á, Thái Bình Dương thì hơn 40% là mua bán đồ nội thất ngoài khu vực.

Cùng thời điểm này, mua bán trong khu vực chiếm 47% tổng mua bán đồ nội thất trên thế giới. Cho nên, chỉ một nửa thị trường buôn bán đồ nội thất trên thế giới có thể được xem xét bao trùm cả các khu vực giữa các quốc gia có địa lý xa trong khu vực. Các tuyến trao đổi hàng hoá quan trọng đó là:

+Từ các quốc gia trọng điểm khu vực châu Á sang Mỹ (chiếm 67%) và sang châu Âu.

+Từ châu Âu sang Mỹ (chủ yếu là từ nước Italia)

+Từ các nước thành viên mới của liên minh châu Âu sang khu vực phía tây châu Âu, đặc biệt là sang Đức.

(VTIC)

Nguồn: Vinanet