Tại Thái Nguyên, giá chè sau Tết đã giảm mạnh do nhu cầu giảm và thời điểm hiện tại là mùa xuân với khí hậu ấm áp điều kiện thuận lợi giúp cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn.

Do nhu cầu giảm sau Tết nên giá chè tại Thái Nguyên cũng giảm theo với mức giá 250.000đ/kg đối với chè cành chất lượng cao; 180.000 đ/kg đối với chè xanh búp khô (loại 1) và 130.000 đ/kg đối với chè xanh búp khô (loại II), trong khi giá trước Tết tương ứng là 450.000đ/kg; 230.000đ/kg và 150.000 đ/kg.

Trong mục tiêu phát triển cây chè đến năm 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đưa năng suất chè búp tươi đạt 120 tạ/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn chè búp tươi/năm; 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP).

Giá chè xanh  tại Thái Nguyên  (ĐVT:đ/kg, bán lẻ)
Loại chè
Ngày 26/1
Ngày 13/2
Ngày 6/3
Chè cành chất lượng cao
450
450
250
Chè xanh búp khô (đã sơ chế loại 1)
260
230
180

Chè xanh búp khô

170
150
130
Nguồn: Bộ Nông nghiệp

Tại thị trường Lâm Đồng, giá chè búp tươi làm chè đen loại 1 vẫn duy trì ở mức trước Tết, ổn định ở mức 5.500 đồng/kg; trong khi giá chè nguyên liệu sản xuất chè xanh tăng 1.000đồng/kg lên 10.000 đồng/kg.

Hiện nay, Lâm Đồng có 21.961ha chè, chiếm 1/4 diện tích chè cả nước và có sản lượng 211.240 tấn, chiếm 27% sản lượng chè cả nước. 

Giá chè búp tuơi tại Lâm Đồng (ĐVT:đ/kg, bán buôn)
Loại chè
Ngày 26/1
Ngày 27/2
Ngày 6/3
Chè búp tươi làm chè xanh loại 1
8.500
9.000
10.000 đ/kg
Chè búp tươi làm chè đen loại 1
5.000
5.500
5.500 đ/kg
Nguồn: Bộ Nông nghiệp

Theo số liệu của Tổng cục hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng đầu năm 2015 đạt 9.972 tấn chè, trị giá 17.511.980 USD, tăng 7,5% về lượng và tăng 11,5% về trị giá so cùng kỳ năm trước.

Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37% tổng trị giá xuất khẩu. (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè xanh đã sấy khô BPS1 (45KG/BAO) sang thị trường Pakistan với giá 1,10USD/kg qua cảng Hải An).

Sản lượng chè Pakistan nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng nhanh sau từng năm. Với dân số gần 200 triệu người, cùng văn hóa uống trà truyền thống lâu đời, Pakistan là một trong những thị trường tiêu thụ chè lớn, đầy tiềm năng tại khu vực Nam Á và chè Việt đang trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng tại quốc gia này.

Đài Loan và Nga là những thị trường lớn xuất khẩu chè của Việt Nam. Xuất khẩu sang Đài Loan chiếm 11,5% (Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trà xanh nhài và trà đen sang thị trường Đài Loan qua cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng, CFR) với giá xuất lần lượt 1,10 USD/kg và 1,00 USD/kg). Xuất khẩu chè sang Nga chiếm 10,9% tổng trị giá xuất khẩu chè trong tháng 1/2015.

Từ nay đến năm 2020, ngành chè dự kiến duy trì khoảng 140.000 ha đồng thời quy hoạch phát triển vùng chè an toàn tại các tỉnh Nghệ An, Sơn La, Yên Bái và triển khai VietGAP để nâng cao chất lượng chè nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu thu trong nước và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cần có sự liên kết mạnh hơn với người nông dân ngay từ khâu trồng để đảm bảo sản phẩm có chất lượng từ nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không tự nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín, doanh nghiệp sẽ tự bị sàng lọc và đào thải trong quá trình giao thương.

T.Nga
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet