*Tăng trưởng 10,5% trong quý 3, thấp hơn mức dự kiến là 13,5%
* Xuất khẩu của HP không thay đổi, cổ phiếu giảm
* Xuất khẩu của Acer và Dell tăng chậm hơn dự kiến, của Apple tăng mạnh

Hãng IDC cho biết doanh số bán máy tính cá nhân trên toàn cầu quý III năm nay tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến, do chi phí tiêu dùng ở Mỹ chậm lại.

Lượng tiêu thụ máy tính tăng 10,5% lên con số 89,3 triệu chiếc trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9, theo số liệu thống kê của IDC. Con số này thấp hơn so với dự đoán trước đây của hãng là 13,5%. Mặt khác, hãng nghiên cứu Gartner cho biết, số lượng PC tăng 7,6%, trái ngược với dự đoán 12,7%.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tiếp tục chi tiền để nâng cấp các cỗ máy PC già nua, người tiêu dùng lại có phần lãnh đạm trong việc nâng cấp máy tính. Tuy nhiên, thị trường cũng đã khởi sắc trong tháng 9 nhưng chưa đủ để kéo doanh số bán hàng bắt kịp với tốc độ như các hãng nghiên cứu thị trường đã dự đoán trước đây.

IDC cho biết, doanh số bán PC ở thị trường Mỹ chỉ tăng trưởng 3,8% trong khi được dự đoán tới 11%. Còn các thị trường khác cũng không khả quan hơn nhiều so ở Mỹ. Tháng 7 và 8 là những tháng tồi tệ cho việc bán PC. Người dùng chờ đợi và đứng nhìn trước khi họ mua bất cứ thứ gì, nhà phân tích David Daoud của IDC cho biết.

Theo IDC, các hãng đứng đầu trong lĩnh vực này gồm HP, Acer và Dell đều hoạt động ở mức thấp trong quý 3 vừa rồi. Daoud cho biết thêm, điều này cũng liên quan tới vấn đề tâm lý, với việc Apple ra mắt iPad và họ chờ đợi sản phẩm mới được bán ra thị trường.

iPad, máy tính bảng màn hình cảm ứng đã lấn át phần nào lượng bán lẻ của các netbook giá rẻ. Đây là những sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ mạnh trong vài năm qua. Tuy nhiên, dữ liệu bán PC trong quý 3 đã không tính tới doanh số bán iPad hay các máy tính bảng khác.

IDC dự đoán lượng PC toàn cầu sẽ tăng 7,4% trong quý 4. Nhà sản xuất PC hàng đầu – HP có tốc độ bán kém nhất trong số các hãng máy tính lớn. Doanh số giảm sút nhiều nhất ở thị trường Mỹ và Châu Á -Thái Bình Dương.

Lượng PC xuất xưởng của HP vẫn tương đương so với một năm trước đây và hãng đã mất 2% thị phần xuống còn 17,6% thị phần PC toàn cầu. Thị phần của hãng đứng thứ hai-Acer trượt xuống 13% và Dell giảm xuống còn 12,4%.

Lenovo và Asustek Computer đều tăng trưởng mạnh với tốc độ trên 30%, trong khi đó Toshiba cũng tăng trưởng nhưng tỷ lệ thấp hơn, chỉ 15%. Apple - hãng sản xuất những thiết bị mà nhiều người thèm muốn nhất đã không lọt vào top 6 nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới nhưng lượng bán lẻ của Apple vẫn rất mạnh. Lượng bán lẻ máy tính Mac tăng trưởng 24% trong quý 3 ở Mỹ.

(Vinanet)