Tại Châu Á, giá than đốt nhiệt của Ôxtrâylia - được dùng tham khảo cho toàn châu Á, đạt 83 USD/tấn trong tuần này, tăng khoảng 50% so với mức 58 USD đạt được hồi tháng 3/2009.

Giá than giao ngay tại Qinhuangdao, cảng giao than lớn nhất của Trung Quốc, tăng cao do thời tiết lạnh gây lo lắng về nguồn cung. Tuy nhiên, cho tới nay các nhà máy điện vẫn đủ cung.

Dự trữ than tại Qinhuangdao đã giảm gần 11% so với tuần trước đó còn 7,6 triệu tấn, song vẫn tăng hơn mức bình thường từ 5-6 triệu tấn, do nhu cầu sưởi ấm tăng trong mùa đông giá lạnh.

Giá than nhiệt lượng 5.800 kcal/kg đã tăng 1% so với tuần trước đó đạt 680-700 NDT  ( 99,6 đến 102,5 USD)/tấn, gần đạt mức cao nhất 1 năm qua.

Giá than nhiệt lượng 5.500 kcal/kg đạt 640 -660 NDT/tấn, tăng gần 2% so với tuần trước đó.

Tại châu Âu, giá than physical giao ngay thay đổi chút ít trong tuần qua mặc dù giá dầu vẫn vượt quá 80 USD/thùng. Giá than đã chạm mức cao nhất 12 tháng  trong tuần vừa qua mặc dù thiếu nhu cầu tại châu Âu và hoạt động giao dịch chậm lại.

Giá than đá giao vào Nam Phi kỳ hạn tháng 12/2009 được chào bán với giá 65,90 USD/tấn, fob tại cảng Richards, tăng 25 cent so với đầu tuần.

Giá than đa nguồn gốc kỳ hạn tháng 12/2009 được chào bán với giá 78 USD/tấn.

Dự báo giá than sẽ ổn định trong ngắn hạn

Macquarie Securities dự báo giá than sẽ dao động quanh mức 70 USD/tấn trong năm 2010 do thời tiết khô hạn hơn bình thường có nghĩa là sản lượng than của Inđônêxia có thể sẽ tăng lên mức cao 250-260 triệu tấn trong năm nay. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc giảm so với mức đỉnh cao hồi tháng 7 năm ngoái.

Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất, đã trở thành nước nhập khẩu than ròng sau khi nước này đóng cửa các mỏ than nhỏ và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao. Song giá có thể sẽ tăng từ 2011 do nhiều nhà máy điện chạy bằng than tại Inđônêxia bắt đầu hoạt động và Ấn Độ tăng cường nhập khẩu than vào 2012 sử dụng trong một số dự án điện.

Nguồn: Vinanet