Thị trường Nga với 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người 9075 USD, mức tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,1%. Tốc độ đô thị hoá và phát triển nhà cửa cao trong các nước Đông Âu.
Tông mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường Nga đã đạt hơn 4,5 tỉ USD trong năm 2007, tăng 14,3% so với năm 2006. Con số này trong năm 2008, ước đạt khoảng 5,1 tỉ USD, tăng 14,6% so với năm 2007 và tăng mạnh so với mức tiêu dùng năm 2005.
Mức tiêu dùng đồ gỗ của Nga từ năm 2005 đến nay
Đơn vị: Tỷ USD
2005
3389
2006
3954
2007
4518
2008
5177
Với mức nhập khẩu đồ gỗ hàng năm khoảng 43% trên tổng nhu cầu tiêu dùng thì đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.
Với phân khúc đồ gỗ cao cấp, Nga chủ yếu từ các thị trường châu Âu như Italia, Đức, Tây Ban Nha, ...; đồ gỗ trung bình được nhập từ Trung Quốc, Indonesia...
Về xu hướng tiêu dùng, người Nga không tiếc tiền cho việc làm đẹp nhà cửa và chuộng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp phù hợp với không gian và phong cách Nga.Những người có tuổi đời từ 36-40 thích đồ gỗ theo phong cách hiện đại và những người có tuổi đời từ 45-62 thích phong cách cổ điển.
Cấu trúc tiêu dùng đồ gỗ của Nga trong năm 2007
Chủgn loại
% giá trị
Đồ gỗ văn phòng
23
Đồ dùng nội thất gia đình
77
Sản phẩm có bọc nệm
26
Sản phẩm không bọc nệm
74
Đồ gỗ cao cấp
15
Đồ gỗ trung bình và thấp
85
Đồ gỗ văn phòng chiếm 23% tổng tiêu dùng đồ gỗ của Nga hàng năm, 77% còn lại là đồ nội thất gia đình, 26% là sản phẩm có bọc đệm và 74% là sản phẩm không bọc đệm. Đồ gỗ cao cấp chiếm 15% tiêu dùng và phần lớn còn lại là đồ gỗ trung bình và thấp. Phân khúc thị trường đồ gỗ trung bình và thấp lớn là cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Phần lớn người Nga làm việc trong các thành phố, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều và đa số đều có nhà ở ngoại ô. Nhà ngoại ô trờ thành phổ biến với tên gọi “dantra” là đối tượng mua sắm đồ gỗ nhiều nhất. Doanh nghiệp sản xuất hàng có phong cách cổ điển và chất lượng cao sẽ có ưu thế khi thâm nhập phân khúc thị trường này.
Yêu cầu chung của thị trường cũng không quá gay gắt như Nhật hay một số nước Âu-Mỹ; Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản như nhãn hiệu, những yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng, an toàn... Yêu cầu chất lượng sản phẩm dựa theo tiêu chuẩn Liên Bang Nga và tham chiếu tiêu chuẩn các nước Tây Âu.
Về cấu trúc giá cả bán lẻ so với giá FOB, trung bình các nước Đông Âu khoảng 3,5 lần, Tây Âu 4 lần nhưng ở Nga trên 5 lần cao hơn.
Với cách tính thuế trên trọng lượng sản phẩm, thuế nhập khẩu 1300 EU/tấn, thuế VAT 18% tính trên giá trị tối thiểu 5.000 USD/tấn.
Bán thành phẩm được miễn thuế nhập và VAT tính theo giá trị hoá đơn.
Một số hướng phát triển thị trườngNga:
-Liên doanh, liên kết với cá doanh nghiệp Nga để đưa bán thành phẩm vào và làm tăng giá trị tại Nga; nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và sức cạnh tranh, là xu hướng đang được khuyến khích. Có lẽ đây là cách tiếp cận thuận lợi nhất.
-Đồ gỗ cao cấp, thiết kế mới lạ là thông hành tốt để thâm nhập thị trường
-Tuy người Nga ít dùng tiếng Anh nhưng với hơn 700.000 người Việt sống tại Nga sẽ là cầu nối tốt nhất.
(VTIC)

Nguồn: Vinanet