VINANET - Theo số liệu thống kê TCHQ, tháng 11/2011 cả nước đã thu về 349,9 triệu USD gỗ và sản phẩm, giảm 1,51% so với tháng 10/2011. Tính chung 11 tháng năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 3,5 tỷ USD hàng gỗ và sản phẩm, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 88,5% kế hoạch năm. Trong đó sản phẩm gỗ đạt 283,9 triệu USD trong tháng 11, tăng 8,5% so với tháng trước, nâng kim ngạch 11 tháng lên 2,5 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những tháng gần đây trong xu hướng giảm kim ngạch, kim ngạch tháng sau nhỏ hơn kim ngạch tháng trước.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm 4 tháng gần đây

đVT: USD

Tháng 8

386.721.313

Tháng 9

352.882.499

Tháng 10

355.320.650

Tháng 11

349.972.116

11 tháng

3.540.156.150

Giá trị XK các sản phẩm gỗ ghi nhận sự tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn. Các thị trường chính của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt như Hoa kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường tăng trưởng hàng đầu chiếm hơn 1/3 giá trị XK mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, với 137,8 triệu USD trong 11 tháng năm 2011.

Đặc biệt, nhu cầu về các sản phẩm đồ gỗ cho các công trình dân dụng, công cộng tăng mạnh tại thị trường Nhật Bản sau đợt động đất, sóng thần vừa qua.

Mặc dù tình hình tiêu thụ các sản phẩm gỗ XK có xu hướng phát triển khả quan nhưng DN vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức xuất phát từ chi phí đầu vào tăng cao.

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng năm 2011

ĐVT: USD

Thị trường

KNXK T10/2011

KNXK T11/2011

KNXK 11T/2011

% tăng giảm KN T11/2011 so T10/2011

Tổng KN

355.320.650

349.972.116

3.540.156.150

-1,51

HoaKỳ

134.222.161

137.819.893

1.278.835.767

2,68

Trung Quốc

43.347.871

33.148.749

589.542.051

-23,53

Nhật Bản

56.636.259

55.579.700

531.640.098

-1,87

Hàn Quốc

19.166.657

19.840.541

169.463.486

3,52

Anh

11.380.737

15.970.836

143.017.162

40,33

Đức

11.888.158

13.487.278

105.777.500

13,45

Oxtrâylia

11.703.549

11.599.648

93.451.532

-0,89

Canada

176.055

9.284.585

80.396.642

5,173,68

Pháp

6.546.641

12.072.179

64.203.323

84,40

Đài Loan

8.872.099

4.068.187

52.897.547

-54,15

HàLan

21.660.829

5.124.706

52.403.116

-76,34

hongkong

2.376.628

2.251.275

39.590.086

-5,27

Bỉ

2.581.655

3.928.395

31.103.226

52,17

Malaixia

1.708.244

2.344.465

30.899.600

37,24

Italia

2.350.123

2.940.832

29.864.165

25,14

ẤnĐộ

2.734.102

3.392.109

29.004.474

24,07

Xingapo

523.511

2.889.266

20.894.888

451,90

Thuỵ Điển

1.397.880

1.494.546

19.387.266

6,92

Tây Ban Nha

763.874

2.160.046

16.430.122

182,78

Đan Mạch

1.368.733

1.214.473

13.184.151

-11,27

Niuzilan

1.395.261

1.439.733

12.074.922

3,19

Ba Lan

2.035.288

1.373.203

9.021.960

-32,53

Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất

1.118.535

1.013.786

9.013.354

-9,36

Nauy

559.064

689.900

7.367.434

23,40

Thổ Nhĩ Kỳ

1.001.548

465.641

7.252.706

-53,51

Áo

951.536

676.781

5.863.650

-28,87

Phần Lan

216.212

1.121.800

5.655.336

418,84

A rập Xêut

990.605

460.832

5.211.153

-53,48

Nga

392.669

904.058

4.935.599

130,23

Hy Lạp

41.244

127.646

4.286.070

209,49

Thuỵ Sỹ

301.375

788.392

3.580.949

161,60

TháiLan

259.548

332.796

3.127.938

28,22

Nam Phi

610.336

113.465

3.092.919

-81,41

Séc

477.237

308.076

2.587.778

-35,45

Bồ Đào Nha

 

348.124

2.357.431

*

Mêhicô

245.592

315.033

1.807.761

28,27

Cămpuchia

92.069

243.843

1.254.114

164,85

Ucraina

103.789

254.454

967.392

145,16

Hungari

92.216

405.217

807.891

339,42

Theo Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ các thông tin của luật sư thuộc mạng lưới cộng tác viên của TRC, đồ gỗ nội thất phòng ngủ từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brazin XK vào Hoa Kỳ đang đối mặt với nguy cơ kiện phòng vệ thương mại (chống phá giá, chống trợ cấp) tại thị trường này.

Bà Thu Trang, thành viên TRC cho biết, số liệu của phía Mỹ cho thấy, lượng NK hàng đỗ gỗ nội thất phòng ngủ từ Việt Nam và ba nước trên vào Hoa Kỳ đang tăng đều và đáng kể trong 4 năm qua từ năm 2006 đến 2010. Cũng theo số liệu này, bốn quốc gia thay phiên nhau đứng đầu về lượng NK ở một số mã HS nhất định.

Theo các chuyên gia, việc gia tăng NK luôn đi kèm với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các nhà sản xuất nội địa thường lạm dụng công cụ này để bảo hộ lợi ích của mình. Trong các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, giá của sản phẩm liên quan luôn là yếu tố được nhấn mạnh. Các trường hợp hàng NK giá thấp thường rất dễ bị cáo buộc một cách vô lý rằng hàng hóa nước ngoài đang bán phá giá hay được trợ cấp.

Trong trường hợp cụ thể của ngành đồ gỗ, thống kê của phía Hoa Kỳ về giá NK các mặt hàng này từ Việt Nam và các quốc gia còn lại cho thấy những dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến đỗ gỗ của bốn quốc gia rơi vào tầm ngắm của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ.

Theo TRC, hiện tại chưa có một thông tin rõ ràng nào về khó khăn của ngành sản xuất đồ gỗ nội địa Hoa Kỳ, cũng chưa có cáo buộc nào về trách nhiệm của các nhà sản xuất nước ngoài đối với những khó khăn (nếu có) của ngành này. Tuy nhiên, một số động thái trên báo chí Hoa Kỳ thời gian gần đây có cáo buộc hiện tượng lẩn tránh thuế chống bán phá giá từ Trung Quốc sang các nước, trong đó có Việt Nam có thể là một dấu hiệu không tốt.

Để đề phòng và chống bị kiện bán phá giá đối với đồ gỗ Việt Nam, Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cho biết, doanh nghiệp không nên nhận những đơn hàng có giá quá thấp. Lý do thứ nhất là làm hàng giá thấp người lao động không được lợi, trong khi đó, nền kinh tế có thể rơi vào bẫy phát triển thấp và quan trọng hơn đây chính là cái cớ để thị trường NK khởi kiện.

Để hạn chế rủi ro, ngay từ bây giờ các DN cần tính đến việc ưu tiên NK nguyên liệu từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập nguyên liệu từ Hoa Kỳ dưới dạng mua, bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm… để có thể có lợi thế khi phải chọn nước thay thế, một quy định trong kiện chống bán phá giá.

Đưa ra các biện pháp về hoạt động đối phó của DN đồ gỗ, TRC đề nghị các DN liên hệ chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để có thông tin cập nhật về tình hình cũng như động thái của ngành sản xuất gỗ của Hoa Kỳ. Về phía VCCI, TRC sẽ thông báo ngay tới các cơ quan liên quan và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nếu có bất kỳ thông tin nào từ các luật sư thuộc mạng lưới cộng tác viên của Hội đồng.

Tuy nhiên, nhằm chủ động đối phó với nguy cơ xấu, việc chuẩn bị sẵn sàng của Hiệp hội và DN cho các vụ kiện chống bán phá giá luôn là cần thiết. Cũng theo TRC, mặc dù hiện nay chưa có cáo buộc nào về tình trạng gian lận thương mại nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá, ngành gỗ Việt Nam vẫn cần thực hiện những biện pháp nhằm loại bỏ tất cả những tin đồn thất thiệt.

Hiệp hội cùng DN phải rà soát lại hoạt động kinh doanh của thành viên, DN mình, kịp thời phát hiện và ngăn chặn ngay các hành vi, biểu hiện gian lận thương mại liên quan. Nhằm ngăn chặn hiện tượng chuyển tải, gian lận, nếu có, TRC cũng đề nghị các đơn vị cấp xuất xứ hàng hóa (C/O) của VCCI, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan phối hợp tăng cường kiểm tra để phòng ngừa cảnh báo này.     

 

Nguồn: Vinanet