Dẫn nguồn tin từ VOV, tại Hậu Giang đang vào thời kỳ nắng nóng nhu cầu ép mía làm nước giải khát tăng mạnh khiên giá mía chục được thu mua nhiều, giá bán tăng mạnh.
Vào thời điểm này ở những diện tích mía xuống giống sớm, nông dân tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu thu hoạch để bán mía chục. Do đang vào thời điểm nắng nóng, mía chục được thu mua nhiều để ép làm nước giải khát nên giá bán tăng mạnh, đem lại thu nhập cao cho nông dân.
Theo người trồng mía Hậu Giang, sau khi thu mua, mía chục sẽ được thương lái chuyển về các tỉnh, thành khác để bán cho các cơ sở ép nước giải khát. Do hiện nay thời tiết oi bức, nhu cầu giải khát cao nên mía chục rất có giá.
Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua mía có chiều cao từ 1m6 trở lên, cây thẳng, mía được bó thành chục gồm 12 cây với giá từ 1.500- 1.700 đồng/kg, tùy theo chất lượng mía, cao hơn cùng kỳ năm trước 200 đồng/kg. Bên cạnh giá bán cao, thì năng suất mía năm nay cũng ở mức cao, từ 10-12 tấn/công. Sau khi trừ hết chi phí nông dân bán mía chục thu nhập hơn 12 triệu đồng/công.
Theo Phó trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, do vài năm trở lại đây, các nhà máy đường thường thu mua mía với giá thấp nên ở những khu vực phù hợp nông dân đã chủ động chuyển sang trồng mía bán theo hình thức mía chục để làm nước giải khát. Bởi ngoài giá bán cao, thì mía chục không tốn chi phí đào học, mía giống vì trồng lưu gốc và thương lái tự vào thu hoạch nên nông dân thu hoạch lợi nhuận đạt cao gấp 3-4 lần so với việc bán mía cho nhà máy.
Vụ mía này, huyện Phụng Hiệp - vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL gieo trồng hơn 6.700 ha mía, giảm gần 1.000 ha mía so với vụ mía năm trước do người trồng mía thua lỗ nên đã chuyển sang trồng loại cây trồng khác.
Mía là một loại cây nhiệt đới, được trồng để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đường. Hiện nay, mía được phát triển khá mạnh tại Việt Nam, mang đến năng suất và chất lượng cao.
Trong ngành công nghiệp, mía là nguồn nguyên liệu chính để chế biến nên đường. Đường mía chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của thế giới. Hơn hết, đường chiếm giữ vai trò hết sức quan trọng trong khẩu phần ăn hằng ngày của con người là nhu cầu thiết yếu trong đời sống.
Việt Nam hiện tại là nước đang đứng top 10 nước có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới, nhưng trong đó năng suất mía của Việt NAm chiếm 64,7 tấn/ha, chỉ cao hơn Indonesia và Pakistan. Năng suất mía nước ta đang thấp hơn nhiều so với nhiều nước khác như Mỹ (75,41 tấn/ha), Brazil (74,3 tấn/ha), Thái Lan (74,23 tấn/ha).
Trong năm 2013-2014 năng suất đường của nước ta là 5,47 tấn/ha, trong khi đó Autralia là 11,8 tấn/ha, Trung Quốc 7,62 tấn/ha; Thái Lan 8,07 tấn/ha, Philippines là 5,77 tấn/ha.
Năm 2014-2015, tổng diện tích mía cả nước đạt 305 nghìn ha, cao hơn quy hoạch diện tích mía đến năm 2020, năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 triệu tấn. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn, tương đương niên vụ trước. Có 41 nhà máy đường mía hoạt động, sản xuất gần 1,6 triệu tấn đường. Tuy nhiên, nhu cầu đường trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, vì thế, khoảng 200 nghìn tấn đường sẽ dư thừa, gối sang niên vụ sau.
Năm 2017-2018 năng suất mía của nước ta đã đạt khoảng 1.325.125 tấn so với niên vụ trước là 1.239.000 tấn; tổng nguồn cung ước đạt khoảng 2.379.375 triệu tấn so với niên vụ trước là 2.078.500 triệu tấn. Trong khi đó, mức cầu tiêu thụ của thị trường trong niên vụ 2017-2018 ước tính khoảng 1.819.825 tấn so với mức tiêu thụ của niên vụ trước là 1.650.000 tấn.
Nguồn: VITIC Tổng hợp

Nguồn: Vinanet