Peru là nước xuất khẩu bột cá hàng đầu thế giới, sử dụng thức ăn chăn nuôi có độ đạm cao, thay thế cho thức ăn hạt có dầu, đặc biệt tại thị trường thức ăn chăn nuôi Trung Quốc.

Cơ quan Bộ nông nghiệp Mỹ tại Lima dự báo, sản lượng bột cá Peru trong năm 2017/18 sẽ  hồi phục trở lại lên 730.000 tấn, tăng 11% so với năm ngoái, nhưng cảnh báo rằng “lượng đánh bắt quá mức và dự trữ sẽ tiếp tục thách thức ngành công nghiệp này trong thời gian tới”.

Cơ quan này cho biết, dự báo sản lượng hiện tại trở lại mức bình thường, sau khi sản lượng đánh bắt cá cơm thấp gây áp lực đối với năm trước đó.

Xuất khẩu bột cá trong năm 2017/18 tăng 13%, mức cao nhất 3 năm, ở mức 725.000 tấn.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp bột cá Peru chiếm khoảng 16% sản lượng toàn cầu, bị đe dọa bởi lượng đánh bắt vượt mức, đặc biệt bởi các tàu nhỏ và thủ công, cơ quan này cảnh báo. Hạn ngạch thắt chặt hơn vẫn không được bảo vệ “thích đáng”.

“Những lo ngại của Bộ sản xuất về giảm trữ lượng cá, buộc Peru phải thắt chặt quy định”, cơ quan này cho biết.

“Trước đây hạn ngạch đánh bắt là 8,5 triệu tấn, tuy nhiên, quy mô hạn ngạch đã giảm xuống còn 3,5-4 triệu tấn, trong 1 nỗ lực quản lý bền vững và xây dựng lại các kho dự trữ”.

Cơ quan này ước tính, công suất của ngành công nghiệp đánh bắt cá của nước này lớn  hơn gấp 4 lần so với lượng đánh bắt cho phép.

Tuy nhiên, cơ quan này cho biết những hạn chế của Peru “đã không thành công trong việc bảo vệ dự trữ cá thích đáng”.

Một vấn đề chủ yếu là thiếu quy định đối với các tàu nhỏ, có thể hoạt động quanh năm gần bờ biển Peru.

Những tàu này có nghĩa vụ cung cấp tiêu thụ của người dân địa phương, nhưng cơ quan này cảnh báo rằng, “hầu hết trong số sản lượng đánh bắt được chuyển bất hợp pháp sang chế biến bột cá có lợi nhuận hơn”.

“Điều lo ngại cho sức khỏe lâu dài của ngành cá này là các tàu quy mô nhỏ và thủ công thường hoạt động ở những nơi cá cơm và cá con tập trung”.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet