Trong một cuộc khảo sát kinh tế, OECD- trụ sở tại Pari cũng cho biết điểm yếu của các đối tác thương mại của Đức có thể gây áp lực cho niềm tin tiêu dùng, yếu tố rất quan trọng để hỗ trợ cho tiêu dùng cá nhân mà nền kinh tế phụ thuộc ngày càng tăng.

 "Sự suy giảm kinh sắc nét hơn của các hoạt động tại các thị trường mới nổi và sự suy yếu trong khu vực đồng euro khiến cho xuất khẩu giảm mạnh hơn dự báo, làm giảm đầu tư, và lan sang niềm tin tiêu dùng", OECD cho biết.

 Trong tháng 1, Đức hạ dự báo tăng trưởng cho 2016 là 1,7% - mức tương tự như năm ngoái –  ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này do suy thoái của thị trường mới nổi.

OECD dự báo kinh tế Đức, nước lớn nhất châu Âu, tăng trưởng 1,3% trong năm nay và 1,7% trong năm tới. Nhưng OECD cho biết thu nhập thực tế của các hộ gia đình nghèo không tăng trong thập kỷ qua.

 "Điều này cho thấy những thành quả của tăng trưởng và đầu tư không phân chia đều trên tất cả các lĩnh vựck", Tổng thư ký Angel Gurria của OECD nói với một cuộc họp báo ở Berlin.

 "Những thách thức này sẽ ngày càng tăng do Đức thu  nhận một triệu người nhập cư mà đã xin tị nạn vào năm 2015," ông nói thêm rằng điều này đặt ra thách thức lớn và cơ hội.

 Về đầu tư, OECD chỉ ra một điểm yếu trong đầu tư vào "vốn dựa trên tri thức" - chi tiêu vào các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, phần mềm và kỹ năng quản lý – lĩnh vực mà Đức chậm hơn so với nền kinh tế hàng đầu khác.

 "Cải cách để thúc đẩy đầu tư vào vốn tri thức và khai phá tiềm năng của lĩnh vực dịch vụ chính ... cũng sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang 'Công nghiệp 4.0", " OECD cho biết  thêm - tham chiếu đến nỗ lực của Chính phủ để kết nối sản xuất với Internet.

 Thay vì khai thác chi phí đi vay thấp kỷ lục để tăng đầu tư, chính phủ Đức ưu tiên duy trì ngân sách cân bằng.

 Đẩy mạnh đầu tư và tăng cường năng suất, OECD kêu gọi Đức để giảm luật hạn chế trong dịch vụ chuyên nghiệp, bán cổ phần của chính phủ trong khu vực Landesbanks và cung cấp hỗ trợ nhiều hơn cho các dự án đầu tư.

 Thặng dư thương mại ngoại hối của Đức, OECD cho biết thêm: "Thặng dư tài khoản vãng lai lớn góp phần vào sự mất cân bằng toàn cầu."

 Đức đã phải đối mặt với áp lực quốc tế trước khi thúc đẩy nhu cầu kinh tế của nước này nhằm cân bằng vị trí thương mại của mình, và nền kinh tế Đức đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu để tăng trưởng trong những năm gần đây.

 Đơn đặt hàng công nghiệp tại Đức giảm bất ngờ trong tháng 2 do nhu cầu nước ngoài yếu, đặc biệt là từ các nước khu vực đồng euro, số liệu cho thấy vào ngày 5/4.

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế -VITIC/Reuters