Như vậy, tính hết quý II/2009, tổng kim ngạch nhập khẩu đã đạt 728,5 triệu USD, mặc dù giảm 19,8% so với quý 2 năm ngoái song vẫn tăng 131,6% so với quý I/2009. Dự báo, đến quý III và quý IV của năm 2009, nhu cầu nhập khẩu của mặt hàng này sẽ gia tăng. Ước tính 6 tháng cuối năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hoá chất của nước ta sẽ đạt khoảng 863,1 triệu USD, tăng 18,5% so với 6 tháng cuối năm 2008.

Về thị trường và chủng loại nhập khẩu: Tháng 6/2009, Trung Quốc đã vượt qua Đài Loan dẫn đầu các thị trường cung ứng hoá chất lớn của Việt Nam, với kim ngạch đạt 34,2 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta, tuy nhiên vẫn giảm 7,75% so với tháng trước và giảm 19,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại hoá chất được nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu vẫn gồm các loại hoá chất hữu cơ như acetic acid, Acetone, acid citric; các loại hoá chất dùng trong công nghiệp và phục vụ sản xuất như aluminium susphate, analgin dab 10, antimony sulfide…

Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này vẫn có sự giảm sút, với mức giảm 15,2% so với 6 tháng đầu năm 2008, chỉ đạt 190,1 triệu USD.

 Với kim ngạch nhập khẩu đạt 28,2 triệu USD, Đài Loan trở thành thị trường cung ứng hoá chất lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng. Thị trường này đã xuất sang nước ta nhiều loại hoá chất như acid sulfuric, acid Terephthalic, các loại hợp chất hữu cơ, các loại hoá chất dùng trong công nghiệp và phục vụ sản xuất… So với tháng trước đó, thì kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đã bị giảm 8,75%, còn so với cùng kỳ năm 2008 thì mức giảm là 5,26%. Tính đến hết tháng 6/2009, kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ Đài Loan đạt hơn 163 triệu USD, giảm 30,31% sov ới 6 tháng cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, so với 6 tháng cùng kỳ năm 2008 thì nhìn chung 6 tháng đầu năm nay, trong nhóm thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam bao gồm Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản thì chỉ có 2 thị trường duy nhất có sự tăng trưởng dương là Thái Lan và Indonesia với các mức tăng lần lượt là 18,14% và 9,17%. Các thị trường còn lại đeùe có kim ngạch giảm sút đáng kể. Chủng loại hoá chất nhập khẩu từ những thị trường này chủ yếu vẫn là các loại hoá chất như oxit kẽm các loại, acid adipic, chất chống oxy hoá, chất phụ gia, chất xúc tác, dung môi…

Tính riêng quý II/2009, cơ cấu thị trường nhập khẩu hoá chất của Việt Nam không có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn tập trung vào nhóm thị trường có nguồn cung lớn là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Với kim ngạch nhập khẩu đạt 107,1 triệu USD và 91,7 triệu USD, Trung Quốc và Đài Loan vẫn là những thị trường dẫn đầu về nguồn cung cấp hoá chất cho Việt Nam, chiếm 50% tỉ trọng nhập khẩu (trong đó Trung Quốc chiếm 27% và Đài Loan chiếm 23%).

Về doanh nghiệp nhập khẩu: Trong tháng 6/2009, cả nước có tất cả 2.234 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hoá chất. Trong đó, có 223 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu trên 200 nghìn USD, 112 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu từ 500 nghìn USD đến gần 1 triệu USD, 142 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ trên 1 triệu USD đến gần 13 triệu USD…

Thị trường nhập khẩu hoá chất tháng 6 và 6 tháng năm 2009

Thị trường

Tháng 6/2009 (USD)

6 tháng 2009 (USD)

So 6 tháng năm 2008

Trung quốc

34.192.726

190.051.132

-15,20

Đài Loan

28.191.945

163.006.621

-30,31

Nhật Bản

7.743.111

54.388.956

-26,16

Hàn Quốc

10.839.641

51.951.935

-15,37

Malaysia

9.519.766

49.875.176

-8,34

Thái Lan

9.590.852

43.382.841

18,14

Indonesia

10.836.177

37.827.522

9,17

Singapore

3.146.670

22.163.039

-76,34

Hoa Kỳ

4.875.880

21.838.354

27,74

Ấn Độ

2.885.360

16.476.891

-16,55

Bỉ

3.830.583

15.844.755

173,94

Đức 

2.730.004

14.400.428

8,31

Pháp

1.245.103

8.920.933

4077,01

Hà Lan

461.507

3.908.239

20,35

Australia

632.340

2.930.854

-32,44

Nga

1.409.263

2.775.665

-7,31

Hồng Kông

36.071

2.408.380

-80,82

Italia

545.702

2.043.256

10,55

Ucraina

 

2.021.828

 

Anh

632.546

1.863.067

-14,58

Thuỵ Sỹ

432.431

1.590.308

277,14

Tây Ban Nha

287.976

1.361.590

30,32

Nam Phi

359.144

1.177.922

423,58

Arập Xêút

283.765

8733154

-54,46

Braxin

53.051

477.173

29,87

Nguồn: Vinanet