Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu tháng 1/2009 đạt 2,3 triệu USD, chỉ bằng một nửa sovới kim ngạch nhập khẩu tháng trước đó cũng như so với cùng kỳ năm 2008.

Giá nhập khẩu gỗ cao su trung bình tháng 1/2009 ở mức 259 USD/m3, ổn định so với mức giá nhập trung bình tháng 12/2008, nhưng vẫn cao hơn khoảng 10 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình tháng 1/2008. Giá nhập khẩu gỗ cao su từ thị trường Cămpuchia trong tháng 1/2009 ở mức 230-250 USD/m3 – DAF, ổn định so với tháng 12/2008. Tuy nhiên, giá gỗ cao su nhâp khẩu từ thị trường này đã có dấu hiệu giảm xuóng. Trong tháng 2 và 3 năm 2009 đã có những lô hàng gỗ cao su được nhập khẩu từ thị trường Cămpuchia với giá 200 USD/m3. Giá gỗ nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Malaysia trung bình ở mức 310 USD/m3,giảm 12 USD/m3 so với mức giá nhập trung bình tháng trước. Giá nhập trung bình từ thị trường Thái Lan là 352 USD/m3.

Tham khảo một số lô hàng nhập khẩu gỗ cao su trong tháng 1/2009

Thị trường

Chủng loại

ĐVT

Lượng

Đơn giá

ĐK giao

Cảng-cửa khẩu

Đài Loan

Gỗ cao su xẻ (20-40)*90*(800-2300)mm

M3

11

108,85

CAN

Cát Lái

Cămpuchia

Gỗ cao su xẻ đã tẩm sấy

M3

90

230,00

DAF

Hải Phòng

 

Gỗ cao su xẻ

M3

60

200,00

DAF

Sa Mát

 

Gỗ cao su lạng mỏng

M3

40

140,00

DAF

Sa Mát

Trong tháng 1/2009, Cămpuchia là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam với thị phần 79% về lượng, đạt 7,1 nghìn m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,68 triệu USD.

Malaysia là thị trường cung cấp gỗ cao su lớn thứ 2 cho Việt Nam với 779 m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt 242 nghìn USD.

Thị trường cung cấp gỗ cao su lớn thứ 3 cho Việt Nam là Thái Lan với 605 m3 gỗ, kim ngạch nhập khẩu đạt 213 nghìn USD; nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu từ thị trường Indonesia đạt 337 m3, kim ngạch nhập khẩu đạt 153 nghìn USD….

Nguồn: Vinanet