Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2008, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ cảu Việt Nam sang thị trường Đức đạt 151,2 triệu USD (chiếm tỷ trọng 5,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam). Con số này trong năm 2007 mới chỉ đạt 96,6 triệu USD. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đứng thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Đức trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Đức trong năm 2008, sau dệt may, giày dép, cà phê, hải sản.

Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với mức tăng xuất khẩu 54,6 triệu USD (tăng 56,5%) so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gõo và các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Đức đã đạt mức tăng trưởng tuyệt đối cao. Thị trường Đức đã đứng vị trí thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản, Anh) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhập khẩu sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Lý giải về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Đức  năm 2009 sẽ chững lại. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu năm 2008 của cả nước đạt trên 1,01 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng sau khi tăng khá trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ tháng 6 cho đến hết năm 2008 đã chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi thông thường, các tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị gỗ nguyên liệu cho mùa sản xuất năm sau. Việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu các tháng cuối năm giảm sút cho thấy khả năng tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2009 sẽ chậm lại. Đối với thị trường Đức, năm 2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ thị trường này đã giảm tới trên 70% so với năm 2007 (năm 2007, Việt Nam nhập khẩu 17,2 triệu USD, năm 2008 giảm xuống còn 5 triệu USD). Tình hình kinh tế tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn trong suy thoái sẽ có tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ trong các tháng tới sẽ giảm.

Theo thương  vụ Việt Nam tại Đức nhận định, với dân số 83 triệu người sống trong 39,1 triệu hộ gia đình, Đức là một trong những thị trường có nhu cầu về đồ gỗ nội thất lớn nhất của châu Âu và là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Là nước có nền kinh tế phát triển với thu nhập bình quân đầu người cao vào bậc nhất châu Âu, người Đức đòi hỏi rất cao về chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, xu hướng tiêu dùng trên thị trường Đức đang có những thay đổi như không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, yêu cầu về mẫu mã và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh….

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường Đức thay đổi rất nhanh. Ngày nay, người tiêu dùng Đức cần nhiều chủng loại hàng hoá với số lượng lớn và có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn với các điều kiện về dịch vụ bán hàng  tốt hơn, thay vì sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài như trước đây. Thế nhưng, chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.

Một đặc điểm quan trọng ở thị trường Đức đó là người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó , người Đức còn trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn hàng hoá xuất phát từ quan điểm đạo đức. Hàng hoá có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị trường này.

Theo Báo cáo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Titze tại Đức kết luận, Đức là một quốc gia rộng lớn nên phong cách sử dụng ở từng khu vực cũng khác nhau. Nếu xét về sự ưu tiên đối với những loại đồ nội thất khác nhau thì 71% người tiêu dùng thích kiểu hiện đại, 44% thích phong cách truyền thống, và 21% thích kiểu dáng thiết kế. 12% người tiêu dùng thích phong cách Đức hoặc phong cách châu Âu trong khi có 90% người tiêu dùng lại đặc biệt quan tâm đến các mẫu thiết kế tự nhiên hoặc lãng mạn.

Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương lưu ý với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Đức rằng hiện nay tại Đức có nhiều kênh phân phối khác nhau và là nơi tập trung của rất nhiều nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng và người tiêu dùng, nhưng được chia ra làm hai loại chính là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối phi truyền thống.

Kênh phân phối truyền thống thường nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh bán lẻ. Các kênh phân phối truyền thống có ưu thế hơn cả, chiếm hơn 3/4 trong tổng số các kênh phân phối trong đó đặc biệt là các tập đoàn mua hàng chiếm hơn 60% kênh phân phối của thị trường còn kênh phân phối phi truyền thống bao gồm thương mại điện tử(chủ yếu theo hình thức B2B(DN tới DN) và B2C (DN tới người tiêu dùng), khu bán lẻ của các nhà máy, mua hàng trên TV và nhà sản xuất thâm nhập trực tiếp.

Nguồn: Vinanet