Trong một lưu ý tới khách hàng, hãng này cho biết, mức tiêu thụ đường được dự kiến giảm 5% ở các nước như Trung Quốc, Đức, Pháp, Ý và Hàn Quốc, nơi mà các biện pháp các ly được áp dụng nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vius corona.
Trước khi dịch nCoV bùng phát, Czarnikow đã kỳ vọng mức tăng chung trong tiêu thụ đường thế giới là 1%. Hiện giờ họ tin sức tiêu thụ này sẽ không đổi ở 172,4 triệu tấn.
“Nguyên nhân do sự sụt giảm tiêu thụ thực phẩm và đồ uống ngoài hàng quán, cùng với sự gián đoạn các chuỗi cung ứng,” Czarnikow cho biết trong một lưu ý.
Hiện tại vẫn chưa xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đối với tiêu thụ thực phẩm trên toàn cầu. Một số nhà phân tích cho rằng, người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ có thể làm tăng nhu cầu về lương thực hay tối thiểu là bù đắp cho doanh số giảm sút tại các nhà hàng, quán xá. Còn Czarnikow thì không chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Mức tiêu thụ giảm sút có thể diễn ra ở khắp các nước khi những nước này tăng cường các biện pháp cách ly.
Czarnikow cho biết, mặc dù lượng tiêu thụ đường sụt giảm nhưng dự kiến nguồn cung đường toàn cầu niên vụ 2019/20 vẫn thiếu hụt khoảng 10 triệu tấn. Sang mùa vụ mới, mức thâm hụt này khả năng sẽ không còn.

Nguồn: VITIC/REUTERS