Năng lượng: Giá dầu kết thúc tuần tăng khi các nhà đầu tư đánh giá lại việc Fed cắt giảm lãi suất
Giá dầu giảm vào thứ Sáu nhưng ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp nhờ việc Mỹ cắt giảm lãi suất và nguồn cung dầu thô của Mỹ giảm.
Giá dầu Brent kết thúc phiên giảm 39 US cent, tương đương 0,52%, xuống 74,49 USD/thùng; dầu thô WTI của Mỹ giảm 3 US cent, hay 0,4%, xuống còn 71,92 USD.
Các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chậm lại tại quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn là Trung Quốc làm tăng áp lực giảm giá.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá cả 2 loại dầu tăng tăng hơn 4%. Giá đã phục hồi sau khi dầu Brent giảm xuống dưới 69 USD lần đầu tiên trong gần ba năm vào ngày 10 tháng 9.
Giá đã tăng hơn 1% vào thứ năm, một ngày sau khi ngân hàng trung ương Mỹ quyết định cắt giảm lãi suất nửa điểm phần trăm.
Việc cắt giảm lãi suất thường thúc đẩy hoạt động kinh tế và nhu cầu năng lượng, nhưng một số nhà phân tích lo ngại về sự yếu kém trên thị trường lao động Mỹ. "Việc cắt giảm lãi suất của Mỹ đã hỗ trợ tâm lý rủi ro, làm suy yếu đồng USD và hỗ trợ dầu thô trong tuần này", Giovanni Staunovo, một nhà phân tích tại UBS cho biết. "Tuy nhiên, cần có thời gian cho đến khi việc cắt giảm lãi suất hỗ trợ hoạt động kinh tế và tăng trưởng nhu cầu dầu", ông nói thêm.
Thị trường dự kiến Fed sẽ cắt giảm thêm 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay, giảm thêm tổng cộng 1 điểm phần trăm vào năm tới và giảm thêm nửa điểm phần trăm vào năm 2026.
"Quyết định cắt giảm lãi suất của Fed và một số dư âm từ cơn bão Francine là hai điều duy nhất đang hỗ trợ thị trường lúc này", Tim Snyder, nhà kinh tế trưởng tại Matador Economics cho biết.
"Nghĩ đến việc cắt giảm thêm 50 đến 75 điểm cơ bản khiến thị trường hy vọng vào một mức độ ổn định kinh tế nào đó", ông nói thêm.
Khoảng 6% sản lượng dầu thô và 10% sản lượng khí đốt tự nhiên tại Vịnh Mexico của Mỹ đã ngừng hoạt động sau cơn bão Francine, Cục An toàn và Thực thi Môi trường Mỹ cho biết. Giá dầu tiếp tục được hỗ trợ khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong một năm vào tuần trước.
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung, đã thúc đẩy thị trường dầu mỏ. Hôm thứ Sáu, Israel tuyên bố đã tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của Hezbollah và các nhân vật cấp cao khác trong phong trào Li-băng.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza vẫn là điều quan trọng, ông nói với các phóng viên: "Chúng ta phải tiếp tục".
Tại Trung Quốc, sản lượng lọc dầu trong tháng 8 chậm lại tháng thứ năm liên tiếp và tăng trưởng sản lượng công nghiệp chạm mức thấp nhất 5 tháng.
Trung Quốc cũng đã ban hành đợt hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu lần thứ ba và có thể là đợt cuối cùng trong năm, giữ khối lượng tương tự như năm 2023. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Kim loại quý: Giá vàng vượt 2.600 USD, tăng mạnh trong tuần
Giá vàng phiên cuối tuần tăng vọt lên trên mức 2.600 USD lần đầu tiên trong lịch sử, kéo dài đợt tăng được thúc đẩy bởi kỳ vọng về việc Mỹ sẽ tiếp tục hạ lãi suất và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao tăng 1,3% lên 2.620,63 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn tháng 12/2024 tăng 1,2% lên 2.646,20 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá cũng tăng mạnh.
Trong khi đó, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 31,16 trong phiên thứ Sáu, bạch kim giảm 1,1% xuống 978,50 USD và palladium giảm 0,5% xuống 1.074,84 USD.
Đợt tăng giá mới nhất của vàng thỏi đã được thúc đẩy sau khi Cục Dự trữ Liên bang bước sang chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm nửa điểm phần trăm lãi suất vào thứ Tư, làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng.
Vàng vốn được xem là tài sản trú ẩn an toàn, và giá đã tăng 27% trong năm 2024, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2010 do các nhà đầu tư cũng tìm cách phòng ngừa những bất liên quan đến cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông và những nơi khác.
Các nhà phân tích cho biết sau đợt tăng giá kỷ lục này, giá vàng có thể sẽ điều chỉnh mạnh.
"Rõ ràng là vẫn còn một số hoạt động mua liên quan đến quyết định của Fed - bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ bằng một đợt cắt giảm lớn", Daniel Ghali, chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho biết, và thêm rằng: “Tuy nhiên, động cơ của hoạt động mua này vẫn nằm ngoài tầm ngắm của chúng tôi", vì dòng vốn ETF tương đối nhỏ và người mua ở châu Á vẫn đang đứng ngoài thị trường”.
Đợt tăng giá kỷ lục này đã làm xói mòn nhu cầu bán lẻ tại các quốc gia tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, là Trung Quốc và Ấn Độ.
Đợt tăng giá vàng "không nên kéo dài mãi mãi", Commerzbank cho biết, dẫn giải dự đoán về việc Fed chỉ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại hai cuộc họp tiếp theo.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán giá vàng có thể sẽ còn tiếp tục tăng đột biến hơn nữa.
"Những rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza, Ukraine và những nơi khác, sẽ đảm bảo duy trì nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng", nhà phân tích Fawad Razaqzada của Forex.com cho biết.
Đồng USD liên tục giảm khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác đã tạo thêm động lực tăng giá cho vàng.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và nhôm tăng trong tuần, quặng sắt giảm
Giá đồng giảm nhẹ vào thứ Sáu sau khi chạm mức cao nhất trong hai tháng do đồng USD mạnh và các nhà sản xuất mạnh, mặc dù thị trường lạc quan về các biện pháp kích thích tiếp theo từ Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Kết thúc phiên thứ Sáu, đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,2% xuống 9.499 USD/tấn, trước đó đã chạm mức 9.599,50 USD, mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 7. Đồng trên sàn Comex giảm 0,6% xuống còn 4,27 USD/lb.
Đồng đã thu hẹp mức tăng sau khi các công ty khai thác bán ra chốt lời trước cuối tuần và chỉ số USD tăng khiến hàng hóa được định giá bằng đồng USD Mỹ trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.
Ngân hàng trung ương Mỹ đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ của mình vào thứ Tư với mức giảm nửa phần trăm - lớn hơn bình thường, làm gia tăng nhu cầu đối với tài sản rủi ro.
"Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã trì hoãn việc thực hiện các biện pháp kích thích trên diện rộng vì chênh lệch lãi suất, nhưng giờ đây, rào cản đó đã được gỡ bỏ, họ có thể bắt đầu kích thích", Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree cho biết.
Trung Quốc hôm thứ Sáu bất ngờ giữ nguyên lãi suất cho vay tham chiếu ở mức cố định hàng tháng, nhưng các nhà phân tích cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể sẽ được đưa vào một gói chính sách lớn hơn.
Giá đồng trên sàn LME đã tăng hơn 7% kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần vào ngày 4 tháng 9, nhưng vẫn giảm 14% sau khi đạt mức cap kỷ lục vào tháng 5.
Giá nhôm phiên thứ Sáu giảm 2% xuống 2.488 USD/tấn khi các nhà sản xuất tận dụng đợt tăng giá gần đây để bán ra. Trong số các kim loại khác, giá kẽm trên sàn LME giảm 1,8% xuống 2.877,50 USD/tấn, chì giảm 1,3% xuống 2.048 USD trong khi niken tăng 0,8% lên 16.470 USD và thiếc tăng 0,6% lên 32.000 USD.
Giá quặng sắt tăng nhẹ vào thứ Sáu nhưngtính chung cả tuần giảm do các nhà giao dịch cân nhắc triển vọng về các biện pháp kích thích tiền tệ mới từ Trung Quốc so với sự phục hồi kinh tế chậm chạp ở quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới này, trong khi nguồn cung toàn cầu tăng cũng gây áp lực lên giá.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2025 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) (Trung Quốc) kết thúc phiên thứ Sáu tăng 0,15% lên 680 nhân dân tệ (96,43 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm 3,41%.
Trái lại, quặng sắt kỳ hạn tháng 10 trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore giảm 0,99% xuống còn 91,75 USD/tấn.
Giá hầu hết loại thép trên sàn Thượng Hải giảm trong phiên này: Thép cây giảm gần 0,3%, thép không gỉ giảm khoảng 0,1%, thép cuộn giảm 1,97%, mặc dù thép cuộn cán nóng tăng gần 0,3%.
Thị trường tin rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn và giúp nền kinh tế này đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024, sau khi một loạt dữ liệu kinh tế tháng 8 bất ngờ đi xuống.
Trong khi đó, công ty tư vấn Mysteel của Trung Quốc cho biết lượng quặng sắt nhập khẩu tại 45 cảng lớn của Trung Quốc đã giảm 0,5% trong giai đoạn 13-19 tháng 9, đồng thời cho biết thêm rằng doanh số bán hàng hóa này đã tăng vào ngày 19 tháng 9.
Nông sản: Giá ngô và lúa mì giảm, đường và đậu tương tăng
Giá ngô và đậu tương Mỹ phiên thứ Sáu giảm nhẹ do tiến độ thu hoạch tăng dần. Trong khi đó, giá lúa mì tăng do tình trạng khô hạn ở Biển Đen, Đồng bằng phía Nam của Mỹ và Argentina, Arlan Suderman.
Kết thúc phiên, giá ngô trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) giảm 4 US cent xuống còn 4,01-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giá giảm 1,81%. Giá đậu tương giảm 1-1/4 USD xuống 10,12 USD/bushel, tính chung cả tuần tăng 0,57%. Giá lúa mì tăng 3 US cent lên 5,68-1/2 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 4,91%.
Giá đường thô tăng hơn 3% vào thứ Sáu, tính chung cả tuần tăng 19,2%, mức tăng giá hàng tuần cao nhất kể từ năm 2008, khi các nhà đầu cơ đổ xô mua vào sau khi giá phá vỡ các mức giao dịch kỹ thuật do lo ngại về nguồn cung của Brazil.
Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,73 cent, hay 3,3%, lên 22,66 cent/lb, sau khi đạt mức giá cao nhất trong gần bảy tháng, là 23,13 cent; đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 2,9% lên 584,90 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 7 là 590,30 USD.
Nhà giao dịch Wilmar hôm thứ Năm đã cắt giảm dự báo sản lượng đường của Brazil xuống 38,8 - 40,8 triệu tấn so với ước tính ban đầu là 42 triệu tấn.
Theo dữ liệu của chính phủ Brazil, nước này đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán tồi tệ nhất từ trước đến nay. Tình trạng khô hạn quá mức đã làm xấu đi triển vọng cho vụ mùa năm nay và năm sau.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên thứ Sáu giảm 10,9 cent, hay 4,2%, xuống còn 2,5075 USD/lb, kéo dài đà giảm từ mức cao nhất trong 13 năm chạm tới hôm thứ Hai. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 kết thúc phiên thứ Sáu giảm 3,6% xuống còn 5.059 USD/tấn. Vào thứ Hai, giá robusta đã đạt mức cao nhất gần 50 năm.
Đã có một số trận mưa rào trên vành đai cà phê của Brazil và dự báo sẽ còn nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Điều này là lý do chính khiến giá giảm.
Cơ quan cung cấp thực phẩm Conab của Brazil dự báo vụ mùa cà phê năm 2024 của nước này đã giảm 0,5% so với năm ngoái và thấp hơn nhiều so với dự báo hồi tháng Năm.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm trong phiên thứ Sáu, nhưng tính chung cả tuần tăng do lo ngại về nguồn cung trên khắp các khu vực sản xuất chính, ngay cả khi triển vọng kinh tế ảm đạm của Trung Quốc làm giảm triển vọng nhu cầu tại thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này và kéo giá giảm vào thứ Sáu.
Hợp đồng cao su giao tháng 2 trên Sàn giao dịch Osaka (OSE) đóng cửa phiên thứ Sáu giảm 6,7 yên, hay 1,79%, ở mức 366,7 yên (2,56 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá tăng 2,17%.
Hợp đồng cao su tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tiếp tục tăng, thêm 20 nhân dân tệ, hay 0,11%, lên 17.875 nhân dân tệ (2.534,89 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su tháng 10 trên sàn giao dịch SICOM của sàn Singapore Exchange giảm 0,8% giảm 195,1 cent/kg.
Jom Jacob, nhà phân tích trưởng tại công ty phân tích What Next Rubber của Ấn Độ, cho biết xu hướng tăng giá cao su thiên nhiên trong tuần này được hỗ trợ bởi những lo ngại về tình trạng nguồn cung đang xấu đi ở các nước xuất khẩu chính tại Đông Nam Á.
Các công ty sản xuất và thương nhân Trung Quốc dự kiến sẽ tích cực mua cao su thiên nhiên trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng (từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 10), do lượng hàng tồn kho tại Thanh Đảo thấp bất thường và sản lượng trong nước giảm mạnh do Bão Yagi.

Giá hàng hóa thế giới:

 

ĐVT

Giá 13/9

Giá 20/9

20/9 so với 19/9

20/9 so với 19/9 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,65

71,31

+0,31

+0,44%

Dầu Brent

USD/thùng

71,61

74,82

+0,33

+0,44%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

193,02

205,11

+1,47

+0,72%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,31

2,49

+0,06

+2,26%

Dầu đốt

US cent/gallon

208,43

217,81

+1,66

+0,77%

Vàng (Comex)

USD/ounce

2.610,70

2.642,10

-4,10

-0,15%

Vàng giao ngay

USD/ounce

2.577,70

2.620,25

-1,63

-0,06%

Bạc (Comex)

USD/ounce

31,07

31,38

-0,12

-0,40%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

998,70

973,19

-6,24

-0,64%

Đồng (Comex)

US cent/lb

423,60

432,50

-1,80

-0,41%

Đồng (LME)

USD/tấn

9.308,00

9.476,50

-38,50

-0,40%

Nhôm (LME)

USD/tấn

2.471,00

2.485,00

-54,50

-2,15%

Kẽm (LME)

USD/tấn

2.904,50

2.874,00

-55,50

-1,89%

Thiếc (LME)

USD/tấn

31.805,00

32.127,00

+304,00

+0,96%

Ngô (CBOT)

US cent/bushel

413,25

404,00

+2,25

+0,56%

Lúa mì (CBOT)

US cent/bushel

594,75

574,50

+6,00

+1,06%

Lúa mạch (CBOT)

US cent/bushel

377,00

369,00

+2,00

+0,55%

Gạo thô (CBOT)

USD/cwt

15,27

15,43

-0,12

-0,80%

Đậu tương (CBOT)

US cent/bushel

1.006,25

1.019,00

+7,00

+0,69%

Khô đậu tương (CBOT)

USD/tấn

322,90

322,00

+2,80

+0,88%

Dầu đậu tương (CBOT)

US cent/lb

38,93

41,56

+0,20

+0,48%

Hạt cải (ICE)

CAD/tấn

541,80

590,80

+1,90

+0,32%

Cacao (ICE)

USD/tấn

7.695,00

7.658,00

-92,00

-1,19%

Cà phê (ICE)

US cent/lb

259,45

250,75

-10,90

-4,17%

Đường thô (ICE)

US cent/lb

19,41

22,74

+0,70

+3,18%

Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)

US cent/lb

483,10

490,85

+14,70

+3,09%

Bông (ICE)

US cent/lb

69,82

74,04

+0,52

+0,71%

Lông cừu (ASX)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ (CME)

USD/1000 board feet

--

--

--

--

Cao su Singapore

US cent/kg

186,10

192,10

-5,10

-2,59%

Ethanol (CME)

USD/gallon

2,16

2,16

0,00

0,00%

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)