Năng lượng: Giá dầu giảm khoảng 2% do lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu năng lượng, đặc biệt là sau khi giá tăng hơn 7% trong ba ngày trước đó.
Kết thúc phiên, dầu Brent giảm 1,88 USD, tương đương 2,3%, lên 79,55 USD/thùng, trong khi giá dầu thô West Texas Intermediate (WTI) của Mỹ giảm 1,89 USD, tương đương 2,4%, đóng cửa ở mức 75,53 USD.
"Mặc dù giá giảm đáng kể trong ngày hôm nay, nhưng vẫn nằm trong phạm vi điều chỉnh bình thường sau đợt tăng giá 6 USD/thùng trong ba ngày", các nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Ritterbusch and Associates cho biết. Giá cả hai loại dầu đều giảm sau khi không vượt qua được ngưỡng kháng cự - quanh đường trung bình động 200 ngày vào thứ Hai.
Tại Mỹ, niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tháng, nhưng người Mỹ đang trở nên lo lắng hơn về thị trường lao động sau khi tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 tăng vọt lên gần mức cao nhất trong ba năm, là 4,3%.
Sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sẽ thúc đẩy kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Lãi suất giảm có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
UBS Global Wealth Management dự đoán khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ là 25%, tăng từ mức 20% trước đó, sau khi xem xét các dữ liệu về thị trường lao động tháng 7.
Trong khi đó, tại Đức, nền kinh tế đã suy giảm trong 2/2024.
Goldman Sachs đã hạ dự báo và biên độ dao động giá dầu Brent trung bình năm 2025 xuống 5 USD/thùng, với lý do nhu cầu chậm lại ở Trung Quốc. Ngân hàng màu giảm phạm vi giá dầu Brent xuống còn 70-85 USD/thùng và dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2025 xuống còn 77 USD/thùng từ 82 USD.
Những lo ngại về nền kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc đã bù đắp cho tin tức lạc quan từ Libya và Trung Đông - có thể làm giảm nguồn cung.
Giá tăng mạnh trong vài ngày qua do khả năng đóng cửa các mỏ dầu ở Libya, điều có thể dẫn tới sản lượng giảm khoảng 1,2 triệu thùng mỗi ngày của thành viên OPEC này (một số trong đó đã bị cắt giảm) và những căng thẳng khác ở Trung Đông sau các cuộc phản công giữa Israel và nhóm Hezbollah trong những ngày gần đây. "Cảm giác sợ hãi ở Trung Đông dường như đã tan biến sau khi Israel ngăn chặn một cuộc tấn công bằng tên lửa quy mô lớn của Hezbollah…", Yawger tại Mizuho cho biết.
Dữ liệu lưu trữ dầu hàng tuần của Mỹ sẽ được Viện Dầu khí Mỹ công bố vào thứ Ba và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố vào thứ Tư. Các nhà phân tích ước đoán mức giảm dự trữ dầu thô tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 8 chỉ là 2,3 triệu thùng.
Kim loại quý: Giá vàng tăng do đồng USD yếu đi trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát - có thể cung cấp thông tin chi tiết về quy mô cắt giảm lãi suất dự kiến (của Cục Dự trữ Liên bang – Fed) vào tháng tới.
Vàng giao ngay tăng 0,3% lên 2.524,94 USD/ounce, thấp hơn mức cao kỷ lục 2.531,60 USD đạt được vào tuần trước. Vàng giao sau 12 giảm 0,1% xuống 2.552,90 USD.
Chỉ số USD giảm 0,3%, khiến vàng hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác USD.
"Điều lớn nhất hiện nay là sự sụt giảm của đồng USD. Điều này thúc đẩy vàng. Thực tế đã có rất nhiều hợp đồng mua trong đợt giá vàng giảm gần đây", Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho biết.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, một chỉ báo quan trọng về lạm phát, thước đo ưa thích của Fed trong hoạch định chính sách, dự kiến công bố vào thứ Sáu.
Jim Wyckoff, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Kitco Metals, cho biết, nếu dữ liệu cho thấy lạm phát nóng hơn dự kiến, điều đó có thể ảnh hưởng đôi chút đến chính sách của Fed, nhưng chắc chắn họ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và có thể sẽ cắt giảm thêm một lần nữa trong năm nay.
Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch dự đoán 63,5% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bp) vào tháng 9 và khoảng 36,5% khả năng cắt giảm lớn nhiều hơn 50 bp.
Vàng thỏi vẫn ở mức trên 2.500 USD một ounce và đang hướng đến năm tốt nhất kể từ 2020 nhờ sự lạc quan của các nhà đầu tư về việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất và những lo ngại dai dẳng về xung đột ở Trung Đông.
"Do đó, phần lớn tin tức tích cực về vàng có thể đã được xác định. Chúng tôi dự đoán giá vàng sẽ không tăng mạnh ở thời điểm hiện tại", Commerzbank cho biết và thêm rằng: "Chúng tôi thấy còn nhiều dưa địa tăng cho ba kim loại quý khác chưa bắt kịp vàng trong những tuần gần đây"
Trong số các kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 30,07 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,1% xuống 960,90 USD và palladium tăng 1,8% lên 975,58 USD.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng lên mức cao nhất trong gần sáu tuần do hoạt động mua mạnh bởi kỳ vọng về việc Mỹ sắp cắt giảm lãi suất, đồng USD yếu đi và dấu hiệu nhu cầu cải thiện ở quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới - Trung Quốc.
Đồng kỳ hạnh 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) kết thúc phiên tăng 1,6% lên 9.433 USD/tấn, sau khi có thời điểm chạm mức 9.453 USD ở mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 7.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng và nhu cầu của Mỹ nhưng cũng sẽ gây áp lực lên đồng tiền của quốc gia này, khiến kim loại có giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Fed họp vào ngày 17-18 tháng 9.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô vẫn là tác nhân chính ảnh hưởng đến kim loại đồng và sự sụt giảm tồn trữ đồng tại Thượng Hải cho thấy nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên.
Tồn trữ đồng trong các kho do Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (ShFE) giám sát đã giảm 25% kể từ đầu tháng 6 xuống còn 251.062 tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 3.
Các nhà giao dịch cho biết việc phá vỡ đường trung bình động 50 ngày - quanh mức 9.380 USD cũng thúc đẩy một số hoạt động mua vào.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm kỳ hạn 3 tháng tăng 0,2% lên 2.547 USD/tấn, trong khi kẽm tăng 0,8% lên 2.936 USD. Giá kẽm có lúc chạm mức đỉnh là 2.945 USD, tăng 15% kể từ ngày 7 tháng 8 do lo ngại về nguồn cung sau khi 14 nhà máy luyện kim lớn đồng ý cắt giảm sản lượng do lợi nhuận giảm. Giá chì tăng 0,3% lên 2.124 USD/tấn, thiếc tăng 1,2% lên 33.300 USD và niken tăng 2,1% lên 17.110 USD.
Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất gần ba tuần vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi nhu cầu mua tăng từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc trước mùa nhu cầu cao điểm sắp tới.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 1 - được giao dịch nhiều nhất - trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc (DCE) lúc kết thúc phiên giao dịch tăng 3,34% lên 758 CNY (106,38 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 7 tháng 8. Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,5% lên 101,75 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 9 tháng 8.
Giá thép trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng tăng. Thép cây tăng 1,12%, thép cuộn cán nóng tăng 1,9%, thép dây tăng 1,37% và thép không gỉ tăng 1,05%.
"Động lực chính cho đợt phục hồi giá này là việc Chủ tịch Fed Powell phát tín hiệu sắp cắt giảm lãi suất", Pei Hao, một nhà phân tích tại công ty môi giới quốc tế Freight Investor Services ở Thượng Hải cho biết.
"Hơn nữa, một số nhà sản xuất thép đã bắt đầu tích trữ quặng sắt để đáp ứng nhu cầu sản xuất cho tháng 9 khi nhu cầu thép có khả năng sẽ cải thiện, hỗ trợ giá quặng."
Một số nhà máy thép Trung Quốc đã lên kế hoạch tiếp tục sản xuất sau thời gian bảo dưỡng, làm dấy lên kỳ vọng rằng nhu cầu quặng sắp chạm đáy, các nhà phân tích tại Everbright Futures cho biết.
Tuy nhiên, biên lợi nhuận thép thấp và lượng hàng tồn kho ở cảng cao vẫn là rào cản ngăn giá quặng sắt tăng mạnh, hạn chế đà tăng, các nhà phân tích cho biết.
Nông sản: Giá ngô, đậu tương và lúa mì Mỹ tăng sau khi một đợt thời tiết nóng ảnh hưởng đến vùng Trung Tây nước Mỹ và báo cáo hàng tuần của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy tình trạng phát triển của cây trồng kém hơn so với tuần trước.
Giá ngô kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch Chicago kết thúc phiên tăng 6-1/4 cent lên 3,92-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương tăng 5-3/4 cent ở mức 9,86-1/2 USD. Giá lúa mì cũng tăng 10-1/2 cent lên 5,35-1/2 USD/bushel.
Giá đường thô tăng phiên thứ năm liên tiếp lên mức cao nhất 5 tuần. Theo đó, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,56 cent, hay 2,9%, lên 19,60 cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong năm tuần, là 19,68 cent. Đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 4,2% lên 548,00 USD/tấn.
Các đại lý cho biết giá tăng do các vụ cháy ruộng mía ở tiểu bang sản xuất hàng đầu của Brazil.
Tập đoàn mía lớn nhất Brazi, Raizen SA, ước tính rằng khoảng 1,8 triệu tấn mía của họ đã bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy, tương đương khoảng 2% sản lượng dự kiến của vụ mùa 2024/25.
Giá cà phê Robusta kỳ hạn tương lai tăng lên mức cao nhất trong ít nhất 16 năm do nguồn cung toàn cầu thắt chặt, trong khi giá cà phê arabica đạt mức cao nhất trong 2 năm rưỡi.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 kết thúc phiên tăng 131 USD, tương đương 2,8%, lên 4.846 USD/tấn sau khi đạt đỉnh 4.952 USD, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2008. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 2,2% lên 2,5525 USD/lb, sau khi đạt mức cao nhất trong 2 năm rưỡi, là 2,5945 USD.
Các đại lý cho biết nông dân ở Việt Nam và Indonesia đã giữ lại cà phê, kỳ vọng giá sẽ tăng thêm, làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nguồn cung. Tình hình vụ mùa cà phê ở Brazil rất khô hạn càng hỗ trợ giá tăng.
"Lượng xuất khẩu từ Châu Á thấp đã làm nổi bật tình trạng nguồn cung khan hiếm", Laleska Moda, một nhà phân tích cà phê tại công ty môi giới Hedgepoint Global Markets cho biết. "Xuất khẩu từ Việt Nam gần chạm mức thấp lịch sử trong một số tháng".
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ năm liên tiếp bởi lo ngại về thời tiết ẩm ướt dai dẳng ở nước sản xuất hàng đầu thế giới - Thái Lan - và dữ liệu kinh tế cải thiện từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới -Trung Quốc.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 6,1 yên, hay 1,72%, lên360 yên (2,49 USD)/kg. Trong phiên liền trước, giá đạt 361,2 yên, mức cao nhất kể từ ngày 18 tháng 3.
Hợp đồng cao su tháng 1 trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tăng 120 nhân dân tệ, tương đương 0,73%, đóng cửa ở mức 16.500 nhân dân tệ (2.316,05 USD)/tấn.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Singapore tăng 0,2% lên 180,2 US cent/kg.
Cơ quan khí tượng Thái Lan cảnh báo về những trận mưa lớn có thể gây ra lũ quét từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9.
Nếu chính phủ Trung Quốc khởi xướng nới lỏng tiền tệ, điều đó có thể hỗ trợ thêm cho sự phục hồi kinh tế của nước này. Lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc tăng nhanh hơn vào tháng 7, được thúc đẩy bởi sản xuất công nghệ cao, ngay cả khi nhu cầu trong nước chậm chạp ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Canada, theo sau Mỹ và Liên minh châu Âu, hôm thứ Hai tuyên bố sẽ áp thuế 100% đối với u xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Giá hàng hóa thế giới:
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
75,63
|
+0,10
|
+0,13%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
79,60
|
+0,05
|
+0,06%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
223,16
|
-1,53
|
-0,68%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,91
|
+0,00
|
+0,10%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
228,28
|
-0,34
|
-0,15%
|
Vàng (Comex)
|
USD/ounce
|
2.552,50
|
-0,40
|
-0,02%
|
Vàng giao ngay
|
USD/ounce
|
2.517,34
|
-7,30
|
-0,29%
|
Bạc (Comex)
|
USD/ounce
|
30,27
|
-0,16
|
-0,51%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
958,23
|
-4,36
|
-0,44%
|
Đồng (Comex)
|
US cent/lb
|
427,70
|
-2,65
|
-0,62%
|
Đồng (LME)
|
USD/tấn
|
9.448,00
|
+159,50
|
+1,72%
|
Nhôm (LME)
|
USD/tấn
|
2.549,50
|
+7,50
|
+0,30%
|
Kẽm (LME)
|
USD/tấn
|
2.943,00
|
+31,00
|
+1,06%
|
Thiếc (LME)
|
USD/tấn
|
33.244,00
|
+332,00
|
+1,01%
|
Ngô (CBOT)
|
US cent/bushel
|
391,25
|
-1,50
|
-0,38%
|
Lúa mì (CBOT)
|
US cent/bushel
|
534,25
|
-1,25
|
-0,23%
|
Lúa mạch (CBOT)
|
US cent/bushel
|
315,25
|
+0,25
|
+0,08%
|
Gạo thô (CBOT)
|
USD/cwt
|
15,13
|
-0,01
|
-0,07%
|
Đậu tương (CBOT)
|
US cent/bushel
|
982,75
|
-3,75
|
-0,38%
|
Khô đậu tương (CBOT)
|
USD/tấn
|
310,20
|
-2,00
|
-0,64%
|
Dầu đậu tương (CBOT)
|
US cent/lb
|
40,50
|
+0,08
|
+0,20%
|
Hạt cải (ICE)
|
CAD/tấn
|
598,00
|
-1,00
|
-0,17%
|
Cacao (ICE)
|
USD/tấn
|
7.825,00
|
-185,00
|
-2,31%
|
Cà phê (ICE)
|
US cent/lb
|
255,25
|
+5,60
|
+2,24%
|
Đường thô (ICE)
|
US cent/lb
|
19,60
|
+0,56
|
+2,94%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh (ICE)
|
US cent/lb
|
445,25
|
-18,60
|
-4,01%
|
Bông (ICE)
|
US cent/lb
|
69,36
|
-0,62
|
-0,89%
|
Lông cừu (ASX)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ (CME)
|
USD/1000 board feet
|
--
|
--
|
--
|
Cao su Singapore
|
US cent/kg
|
184,90
|
+1,70
|
+0,93%
|
Ethanol (CME)
|
USD/gallon
|
2,16
|
0,00
|
0,00%
|