Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng do thị trường nhận định Mỹ có thể sẽ giải phóng dự trữ dầu thô khẩn cấp hoặc cấm xuất khẩu để giảm bớt tình trạng nguồn cung thắt chặt.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc và giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều tăng 87 US cent, tương đương 1,1%, lên lần lượt 81,95 USD/thùng và 78,30 USD/thùng.
Trước những thắc mắc về việc liệu chính phủ của Tổng thống Joe Biden có đang cân nhắc dùng đến Kho dự trữ xăng dầu chiến lược của mình (SPR), hay xem xét ban hành một lệnh cấm xuất khẩu để đưa giá dầu thô giảm xuống, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết Chính phủ sẽ xét mọi phương án để giải quyết tình trạng nguồn cung năng lượng thắt chặt trên thị trường.
Mỹ đôi khi sử dụng kho dự rữ chiến lược, thường là sau các cơn bão hay các sự kiện làm gián đoạn nguồn cung khác. Tuy nhiên, kể từ khi chấm dứt một lệnh cấm xuất khẩu dầu thô kéo dài 40 năm vào năm 2015, Mỹ đã trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn và chưa phải dùng đến biện pháp cắt giảm xuất khẩu.
Ngoài ra, giá dầu tăng còn được hỗ trợ bởi nguồn cung toàn cầu thắt chặt, do nhu cầu hồi phục nhanh hơn so với dự kiến từ đại dịch Covid -19 tại những thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc.
Các nhà sản xuất lớn và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến, nhu cầu dầu thô có thể tăng từ 150.000 lên 500.000 thùng/ngày trong những tháng tới, khi những người sử dụng khí tự nhiên chuyển sang dầu do giá khí đốt tăng cao.
Chuyên gia Warren Patterson của ngân hàng ING (Hà Lan) nhận định thị trường dầu trong ngắn hạn sẽ còn bị thắt chặt hơn nữa, cho thấy giá dầu sẽ vẫn được hỗ trợ tốt cho đến cuối năm nay.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm sau khi số liệu về thị trường lao động Mỹ thúc đẩy lợi suất trái phiếu Mỹ tăng và đồn đoán Fed có thể sớm thu hẹp chương trình kích thích kinh tế.
Cuối phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.757,30 USD/ounce; vàng giao sau giảm 0,2% xuống đóng phiên ở mức 1.759,2 USD/ounce.
Tuần trước, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong ba tháng. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường lao động Mỹ lấy lại đà phục hồi sau sự suy giảm gần đây.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm kích thích và lãi suất tăng cao làm tăng lợi suất trái phiếu, đồng nghĩa với việc tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi. Đồng thời, đồng USD giảm từ mức cao nhất gần 1 năm, được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát kéo dài và dự kiến Fed sẽ phải hành động sớm hơn để bình thường hóa chính sách.
Bên cạnh đó, theo nhà phân tích Wyckoff, khả năng mức trần nợ của Mỹ có thể sẽ được đẩy lên vào tháng 12/2021 cũng tạo hiệu ứng xoa dịu trên thị trường, với việc thúc đẩy giá cổ phiếu trong khi tác động tiêu cực đến giá vàng.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay vững ở mức 22,59 USD/ounce, bạch kim giảm 0,2% xuống 982,37 USD và palladium tăng 3,7% lên 1.958,61 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng, được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục, cùng với tồn trữ giảm và nguy cơ nguồn cung gián đoạn tại mỏ khai thác Peru.
Giá đồng trên sàn London tăng 2,5% lên 9.268 USD/tấn. Tuy nhiên, giá đồng giảm từ mức cao kỷ lục (10.747,5 USD/tấn) trong tháng 5/2021, do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Nhà phân tích độc lập Robin Bhar cho biết, giá đồng có khả năng giảm hơn nữa trước khi nhu cầu tăng trở lại.
Tồn trữ đồng tại London giảm xuống 82.850 tấn từ mức 168.075 tấn hôm 21/9/2021. Đồng thời, tồn trữ đồng tại Thượng Hải chạm 43.525 tấn – thấp nhất kể từ năm 2009.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm tăng 2% lên 2.953,50 USD/tấn, kẽm tăng 1,3% lên 3.053 USD, nickel tăng 1,4% lên 18.320 USD, chì tăng 1,1% lên 2.175,50 USD và thiếc tăng 0,4% lên 35.300 USD.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương tăng do dấu hiệu xuaas khẩu mạnh, trong khi lúa mì vụ đông giảm do xuất khẩu của Mỹ chậm mặc dù nhu cầu ngũ cốc trên thị trường quốc tế mạnh. Tuy nhiên, giá lúa mì vụ xuân tăng do nguồn cung bị thắt chặt.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì đỏ, mềm vụ đông kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 4-3/4 US cent xuống 7,41-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 1-3/4 US cent lên 5,34 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2021 tăng 5-1/4 US cent lên 12,47-1/4 USD/bushel.
Các nhà phân tích dự báo báo cáo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Thế giới hàng tháng của USDA vào thứ Ba tới sẽ dự báo sản lượng ngô của Mỹ ở mức 14,973 tỷ USD, giảm so với ước tính tháng 9 là 14,996 tỷ bushel. Ước tính sản lượng đậu tương trung bình là 4,415 tỷ bushel, tăng so với 4,374 tỷ trong dự báo tháng 9.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn ICE tăng 0,07 US cent tương đương 0,4% lên 19,84 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn London tăng 2 USD tương đương 0,4% lên 510,5 USD/tấn.
Giá cà phê phien này cũng tăng, theo đó arabica kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 4,45 US cent tương đương 2,3% lên 1,979 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 11/2021 tăng 3 USD tương đương 0,1% lên 2.119 USD/tấn.
Hiệp hội Người trồng cà phê Quốc gia Colombia cho biết sản lượng cà phê của nước này trong tháng 9/2021 đạt 1,2 triệu bao loại 60 kg, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này của Colombia trong tháng Chín tăng 23%, lên 1,1 triệu bao.
Tại Châu Á, hoạt động giao dịch cà phê tại Việt Nam trầm lắng, do vụ thu hoạch mới 2021/22 chưa bắt đầu, trong khi giá cà phê tại Indonesia ít thay đổi do nguồn cung đang ở mức thấp.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức trừ lùi 250 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2021 trên sàn London so với mức trừ lùi 250-280 USD/tấn tuần trước đó. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 39.500-41.300 VND (1,74-1,81 USD)/kg, so với mức giá 39.300-41.000 VND/kg cách đây 1 tuần.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức trừ lùi 280 USD/tấn hợp đồng kỳ hạn tháng 11&12/2021, so với mức trừ lùi 280-300 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm từ mức cao nhất 6 tuần trong phiên trước đó, bởi lo ngại về lĩnh vực bất động sản dẫn đến nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – chậm lại.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Osaka giảm 0,4 JPY tương đương 0,2% xuống 214,1 JPY/kg. Trong phiên trước đó, giá cao su tăng lên 214,7 JPY/kg – cao nhất kể từ ngày 26/8/2021.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
79,12
|
+0,82
|
+1,05%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
82,56
|
+0,61
|
+0,74%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
49.870,00
|
+920,00
|
+1,88%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
5,78
|
+0,11
|
+1,88%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
234,44
|
+1,00
|
+0,43%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
247,51
|
+1,55
|
+0,63%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
712,00
|
+7,50
|
+1,06%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
69.800,00
|
+1.000,00
|
+1,45%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.758,70
|
-0,50
|
-0,03%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
6.314,00
|
+16,00
|
+0,25%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
22,51
|
-0,15
|
-0,65%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
81,10
|
+0,30
|
+0,37%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
986,95
|
+3,25
|
+0,33%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.957,63
|
-7,52
|
-0,38%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
427,20
|
+2,85
|
+0,67%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
9.280,00
|
+234,50
|
+2,59%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.946,00
|
+49,00
|
+1,69%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.049,50
|
+35,00
|
+1,16%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
35.285,00
|
+120,00
|
+0,34%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
538,25
|
+4,25
|
+0,80%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
743,75
|
+2,50
|
+0,34%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
629,25
|
+6,50
|
+1,04%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,79
|
-0,05
|
-0,36%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.259,75
|
+12,50
|
+1,00%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
320,80
|
+1,50
|
+0,47%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
62,11
|
+0,05
|
+0,08%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
917,00
|
+1,40
|
+0,15%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.726,00
|
+11,00
|
+0,41%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
197,90
|
+4,45
|
+2,30%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
19,84
|
+0,07
|
+0,35%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
128,40
|
-2,50
|
-1,91%
|
Bông
|
US cent/lb
|
113,39
|
+1,78
|
+1,59%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
676,70
|
+42,00
|
+6,62%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
170,80
|
+1,30
|
+0,77%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
2,21
|
0,00
|
0,00%
|